Роберт Рождественский – Алене

May 29, 2008
Роберт Рождественский

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Алене

Знаешь,
я хочу, чтоб каждое слово
этого утреннего стихотворенья
вдруг потянулось к рукам твоим,
словно
соскучившаяся ветка сирени.
Знаешь,
я хочу, чтоб каждая строчка,
неожиданно вырвавшись из размера
и всю строфу
разрывая в клочья,
отозваться в сердце твоем сумела.
Знаешь,
я хочу, чтоб каждая буква
глядела бы на тебя влюбленно.
И была бы заполнена солнцем,
будто
капля росы на ладони клена.
Знаешь,
я хочу, чтоб февральская вьюга
покорно у ног твоих распласталась.
И хочу,
чтобы мы любили друг друга
столько,
сколько нам жить осталось.

Роберт Рождественский. Избранное.
Всемирная библиотека поэзии.
Ростов-на-Дону, “Феникс”, 1997.

Robert Rozhdestvensky

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tặng Alena

Em biết không,
Anh mong, để từng lời
bài thơ anh viết sáng nắng trong
Tự vươn tới tay em,
Như vươn tới
Nhành hoa tím.
Em biết không,
Anh mong, để từng dòng,
Thoát khỏi mọi khuôn khổ
và vần điệu,
Nát tan trên không trung
Để rồi trong trái tim em vọng mãi.
Em biết không,
Anh mong, để từng chữ cái
Nhìn em với yêu thương.
Và lấp lánh nắng mai,
Khác nào giọt sương
trên lá phong đọng lại.
Em biết không,
Anh mong, để bão tuyết tháng hai
Ngoan ngoãn dưới chân em khuất phục.
Và anh mong,
Ta yêu nhau,
Còn được sống bao nhiêu,
Ta sẽ yêu nhau mãi.

Роберт Рождественский. Избранное.
Всемирная библиотека поэзии.
Ростов-на-Дону, “Феникс”, 1997.


М.Ю.Лермонтов — Вечер после дождя

May 28, 2008

М.Ю.Лермонтов

——————————————————

Вечер после дождя

Гляжу в окно: уж гаснет небосклон,
Прощальный луч на вышине колонн,
На куполах, на трубах и крестах
Блестит, горит в обманутых очах;
И мрачных туч огнистые края
Рисуются на небе как змея,
И ветерок, по саду пробежав,
Волнует стебли омоченных трав…
Один меж них приметил я цветок,
Как будто перл, покинувший восток,
На нем вода блистаючи дрожит,
Главу свою склонивши, он стоит,
Как девушка в печали роковой:
Душа убита, радость над душой;
Хоть слезы льет из пламенных очей,
Но помнит все о красоте своей.

М.Iu.Lermontov

——————————————————–

Sau cơn mưa chiều

Qua cửa sổ tôi nhìn: vòm trời dần sẫm tối
Ráng vàng chiều vương vất đỉnh tháp chuông,
Những ống khói và thập tự với mái vòm,
Lấp lánh, cháy lên trong những đôi mắt mỏi mòn.
Và đường viền rực lửa của những đám mây đen
Vẽ trên nền trời những đường cong như rắn lượn
Và gió nhẹ lùa qua những khu vườn vắng,
Những thân cỏ còn ẩm ướt theo gió khẽ lay.
Giữa đám cỏ dày một đoá hoa cô quạnh
Cánh hoa vương giọt nước đọng long lanh
Như hạt ngọc trong veo bỏ phương đông mà đến.
Hoa cúi thấp đầu khép nép đứng một mình.
Như thiếu nữ mang nỗi buồn truyền kiếp:
Hồn hoá đá, và niềm vui duy nhất,
Lệ đau thương chảy ròng từ đôi mắt,
Nhưng vẫn không quên khoe sắc yêu kiều.


Роберт Рождественский – Над головой созвездия мигают.

May 28, 2008

Роберт Рождественский

* * *

Над головой созвездия мигают.
И руки сами тянутся к огню…
Как страшно мне,
что люди привыкают,
открыв глаза,
не удивляться дню.
Существовать.
Не убегать за сказкой.
И уходить,
как в монастырь,
в стихи.
Ловить Жар-птицу
для жаркого с кашей.
А Золотую рыбку –
для ухи.

1970

Русская советская поэзия.
Под ред. Л.П.Кременцова.
Ленинград: Просвещение,

1988.

Robert Rozhdestvensky

* * *

Trên đầu ta ngàn sao lấp lánh cười.
Còn đôi tay vươn về ngọn lửa…
Tôi khinh hoàng,
khi nhân gian vô cảm,
Mắt mở nhìn đời,
Chẳng biết cách ngạc nhiên.
Cứ tồn tại vậy thôi.
Không còn chạy theo cổ tích.
Trốn vào thi ca,
như vào tu viện.
Bắt chim lửa
Để cho lên chảo rán
Ăn trưa
Còn cá vàng ngày xưa –
Đem nấu canh ăn tối.

1970

Русская советская поэзия.
Под ред. Л.П.Кременцова.
Ленинград: Просвещение,

1988.


Роберт Рождественский – Я жизнь люблю безбожно!

May 22, 2008

Роберт Рождественский

———————————————————

* * *

Я жизнь люблю
безбожно!
Хоть знаю наперёд,
что
рано или поздно
настанет
мой черёд.
Я упаду
на камни
и, уходя
во тьму,
усталыми руками
землю
обниму…
Хочу,
чтоб не поверили,
узнав,
друзья мои.
Хочу,
чтоб на мгновение
охрипли
соловьи!
Чтобы
впадая в ярость,
весна
по свету
шла…
Хочу, чтоб ты
смеялась!
И счастлива
была.

Русская и советская поэзия
для студентов-иностранцев.
А.К.Демидова, И.А. Рудакова.
Москва, изд-во “Высшая школа”,
1969.

Robert Rozhdestvensky

—————————————

* * *

Tôi yêu cuộc đời này
như một kẻ vô thần!
Dù lúc nào nhớ đinh ninh,
rằng
sớm hay muộn
cũng sẽ đến
lượt mình.
Vấp ngã
Trên đá sỏi
Và, chìm
vào bóng tối,
ôm trái đất
bằng đôi tay
mệt mỏi…
Tôi muốn,
Khi biết chuyện,
bạn bè
không ai tin nổi.
Tôi muốn,
hoạ mi
mất giọng
chỉ một phút thôi!
Muốn mùa xuân
lộng lẫy rạng ngời
bắt đầu
hành trình
trên mặt đất…
Muốn em
cất tiếng cười!
Và hạnh phúc
trên đời.

Thi ca Nga Xô Viết
dành cho sinh viên nước ngoài.
A.K.Demidova, I.A. Rudakova. Moskva,
NXB Đạihọc,
1969.


Константин Фофанов – Пел соловей, цветы благоухали.

May 18, 2008
Константин Фофанов

* * *

Пел соловей, цветы благоухали.
Зеленый май, смеясь, шумел кругом.
На небесах, как на остывшей стали
Алеет кровь,- алел закат огнем.

Он был один, он – юноша влюбленный,
Вступивший в жизнь, как в роковую дверь,
И он летел мечтою окрыленной
К ней, только к ней,- и раньше и теперь.

И мир пред ним таинственным владыкой
Лежал у ног, сиял со всех сторон,
Насыщенный весь полночью безликой
И сладкою весною напоен.

Он ждал ее, в своей разлуке скорбной,
Весь счастие, весь трепет и мечта…
А эта ночь, как сфинкс женоподобный,
Темнила взор и жгла его уста.

Май 1897

Konstantin Fofanov

***

Hoạ mi ca, hoa đưa hương thơm ngát
Tháng năm cười rộn rã khắp nơi nơi.
Ráng hoàng hôn một dải trên nền trời
Như vết máu đỏ tươi trên thép nguội.

Chàng cô đơn, chàng đang yêu đắm đuối
Bước vào đời như mở cánh cửa thiêng,
Trên đôi cánh ước mơ chàng bay tới
Gặp nàng, riêng nàng, trước đến nay thôi.

Và thế giới trước chàng như trải rộng
Dưới chân chàng, lấp lánh đẹp ngời ngời,
Giờ nửa đêm vô định đầy bóng tối
Và xuân ngọt ngào uống đến mềm môi.

Chàng chờ nàng, trong chia ly đau khổ
Có hạnh phúc, lo âu lẫn ước mơ…
Còn đêm nọ, như nhân sư-ác phụ,
Bịt mắt chàng, đôi môi đốt thành tro.

5/1897


Lermontov – Нет, не тебя так пылко я люблю,

May 17, 2008
Lermontov

* * *

Нет, не тебя так пылко я люблю,
Не для меня красы твоей блистанье:
Люблю в тебе я прошлое страданье
И молодость погибшую мою.

Когда порой я на тебя смотрю,
В твои глаза вникая долгим взором:
Таинственным я занят разговором,
Но не с тобой я сердцем говорю.

Я говорю с подругой юных дней,
В твоих чертах ищу черты другие,
В устах живых уста давно немые,
В глазах огонь угаснувших очей.

1841

Lermontov

* * *

Không, em không phải người tôi say đắm,
Em đẹp rạng ngời cũng đâu phải cho tôi:
Trong em tôi yêu khổ đau quá khứ thôi,
Và tuổi trẻ tôi đã mất từ lâu lắm.

Có những khi trước em tôi lặng ngắm,
Nhìn thật lâu vào đáy mắt em yêu:
Bằng trái tim tôi trò chuyện thật nhiều,
Nhưng không phải với em tôi thủ thỉ.

Tôi nói với bạn gái tôi ngày thơ trẻ,
Trong ảnh hình em tìm lại bóng dáng xưa,
Tìm trên môi em làn môi giờ đã khép
Tìm trong mắt em ánh mắt những ngày qua.

1841


Афанасий Фет – Вдали огонек за рекою,

May 6, 2008
Афанасий Фет

* * *

Вдали огонек за рекою,
Вся в блестках струится река,
На лодке весло удалое,
На цепи не видно замка.

Никто мне не скажет: «Куда ты
Поехал, куда загадал?»
Шевелись же весло, шевелися!
А берег во мраке пропал.

Да что же? Зачем бы не ехать?
Дождешься ль вечерней порой
Опять и желанья, и лодки,
Весла, и огня за рекой?..

Afanasy Fet

* * *

Bên sông xa lửa cháy bập bùng,
Những dòng nước tuôn trào lấp loá
Mái chèo ai buông sẵn tiện dùng,
Mà trên xích thuyền không thấy khóa.

Không có ai thì thầm ngăn trở
“Đi đâu, thế anh định đi đâu?”
Mái chèo ta khua, nào thật nhẹ!
Bờ sông chìm vào bóng tối thật sâu.

Thì đã sao? Sao lại không đi?
Đợi được nữa chăng một chiều tà
Sẵn có ước mong, thuyền sẵn đấy,
Sẵn mái chèo, lửa gọi bên sông xa?


Константин Фофанов – Под напев молитв пасхальных

May 4, 2008
Константин Фофанов

* * *

Под напев молитв пасхальных
И под звон колоколов
К нам летит весна из дальних,
Из полуденных краев.

В зеленеющем уборе
Млеют темные леса.
Небо блещет – точно море,
Море – точно небеса.

Сосны в бархате зеленом,
И душистая смола
По чешуйчатым колоннам
Янтарями потекла.

И в саду у нас сегодня
Я заметил, как тайком
Похристосовался ландыш
С белокрылым мотыльком!

1887

Konstantin Fofanov

* * *

Kinh Phục sinh ngân nga
Cùng tiếng chuông văng vẳng
Xuân bay tới quê ta,
Từ những miền đầy nắng.

Rừng xanh bừng tỉnh giấc.
Thay áo mới rạng ngời
Trời sóng sánh như biển
Biển long lanh như trời.

Rừng thông mặc áo nhung
Dòng nhựa thơm ngát mùi
Như từng giọt hổ phách
Chảy theo thân sần sùi.

Ngay trong vườn nhà thôi
Tôi cũng vừa mới thấy
Chào bướm xinh lộng lẫy
Đoá hoa chuông hé cười.

1887


Bài hát “Đại bàng nhỏ”

May 2, 2008

Xã hội không thể tồn tại mà không có tư tưởng, những huyền thoại và những người anh hùng. Nhất là trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Thời thế thay đổi, hệ thống các giá trị thay đổi theo, nhưng các huyền thoại thì còn mãi. Nếu như anh hùng quá nhỏ tuổi, và không đủ sức mạnh để thắng kẻ thù lớn, thì trong huyền thoại vẫn lưu truyền hai kiểu chiến công: Người anh hùng nhỏ tuổi bất khuất với sức mạnh tinh thần (không để lộ bí mật, không run sợ trước cái chết), hoặc là kéo lên hồi còi báo động. Mà nói chung, việc phát tín hiệu báo động thì chả riêng con người làm được. Ai cũng biết truyền thuyết về những con ngỗng anh hùng đã cứu nước Nga.

Mọi người thế hệ lớn tuổi đều biết rõ Đại bàng nhỏ là ai. “Đại bàng nhỏ” cũng là tên gọi của một trại hè thiếu nhi nổi tiếng, “Đại bàng nhỏ” là hiệu của một loại xe đạp. “Đại bàng nhỏ” đã trở thành biểu tượng của Đội thiếu niên tiền phong. “Những con đại bàng nhỏ tập bay”, “Đại bàng nhỏ, nào tung cánh, Đại bàng nhỏ, cao hơn mặt trời…” – Bài hát “Đại bàng nhỏ” nổi tiếng chúng ta đã được nghe từ thuở ấu thơ. Cách đây không lâu tôi đã thăm trại hè thiếu nhi “Đại bàng nhỏ”, và được các anh chị phụ tránh dẫn đi thăm lãnh thổ trại cùng một khối đá – tượng đài, được đặt năm 1960, vào ngày trại hè nổi tiếng này được thành lập.

Phiến đá nhìn rất giống một bia mộ, còn dòng chữ trên tấm biển “Trên phiến đá này có ghi một ngày tháng, bạn hãy nhớ lấy: Nơi đây các đại bàng nhỏ đã từng có mặt” càng làm tăng thêm cảm giác đó. Và đột ngột, tôi lấy làm xấu hổ khi chợt nhận ra rằng mình đã quên mất, Đại bàng nhỏ là ai, và trại hè thiếu nhi lớn nhất đất nước này được mang tên người anh hùng nào.

Và các anh chị phụ trách trong trại hè kể cho tôi nghe câu chuyện về Đại bàng nhỏ, câu chuyện mà ngày nay người ta đang kể cho trẻ con nghe, với nội dung đã được biên tập kỹ để không đụng chạm đến bất kỳ tình cảm chính trị hay tôn giáo của bất kỳ ai:

Hồi chiến tranh năm 1917 (hiện tại chuyện ai đánh ai đã không còn là quan trọng), kẻ thù (cụ thể là ai không quan trọng) đã giết cha mẹ của một cậu bé. Cậu bé mồ côi một mình vượt rừng rậm đến gặp những người họ hàng. Trên đường đi cậu gặp một đội quân (không quan trọng quân nào), họ đã cưu mang cậu bé, cho cậu sưởi ấm, dạy cậu thổi kèn, đặt tên cho cậu là Đại bàng nhỏ. Cùng với đội quân này Đại bàng nhỏ đã chiến đấu (không quan trọng với ai), và thổi kèn xung trận. Một lần, đội quân đến vùng nọ, Đại bàng nhỏ xin vị chỉ huy cho đi thăm những người họ hàng của mình. Nhưng cậu gặp kẻ thù (không quan trọng là ai) trong rừng. Cậu phát tín hiệu báo động bằng cây kèn của mình. Kẻ thù đã giết Đại bàng nhỏ, nhưng đồng đội của cậu bé trong đội quân (không quan trọng quân nào) đã kịp thời phá tan quân thù.

Tôi thật sự bị sốc. Khoan đã, thế chẳng hóa ra nếu như đội quân nào không quan trọng, kẻ thù nào không quan trọng thì chẳng hóa ra Đại bàng nhỏ hy sinh bản thân mình vì sao cũng không quan trọng ư?

Không, hoàn toàn không phải thế. Các anh chị phụ trách thiếu nhi nói. Hoàn toàn không phải Đại bàng nhỏ hy sinh một cách vô ích, vì Đại bàng con luôn trung thành với đội quân của mình. Và đó là cốt yếu chúng ta cần giáo dục cho trẻ con.

Truyền thuyết về Đại bàng nhỏ

Khi tôi thử lục tìm trên Internet truyền thuyết về Đại bàng nhỏ, câu chuyện dưới dạng đã được người ta biết đến từ thời Liên Xô, thì tôi đã không thành công. Và không lấy đó làm ngạc nhiên. Dường như mọi chi tiết đều được kể truyền miệng và quen thuộc với tất cả mọi người từ thuở còn thơ: Chiến tranh, chiến công, sự kiên trung, một cậu bé được nhận vào một đội quân, cậu bé thổi kèn (hoặc là cậu bé đánh trống) và cái tên Đại bàng nhỏ… Tất cả các chi tiết đó đối với chúng ta quen thuộc đến thân thương, gợi cho ta biết bao nhiêu là liên tưởng, nhắc về sự tồn tại của bao nhiêu là các bài ca khác nhau, thế nhưng tất cả đều là huyền thoại – không có một chứng cứ lịch sử nào hết. Con nuôi trung đoàn? Cậu bé Kibalchish? Cậu bé đánh trống? Và tôi quyết định tìm hiểu, đâu là hình mẫu đích thực, trên cơ sở đó người ta đã phát triển nên hình tượng Đại bàng nhỏ. Hoặc, ai là người đầu tiên nhắc tới từ Đại bàng nhỏ. Còn các bạn, các bạn có thể nhớ được ai là Đại bàng nhỏ, và chiến công của người anh hùng nhỏ tuổi này không? Tôi tin tưởng rằng, cả đời mình các bạn được nghe những bài hát thiếu nhi về Đại bàng nhỏ, đi qua nhiều tượng đài, nhiều con phố mang tên này, thế nhưng chắc các bạn chưa bao giờ tự đặt ra cho mình câu hỏi: Đại bàng nhỏ là ai, và nổi tiếng với chiến công nào. Tôi cũng vậy thôi. Vì thế, mời các bạn cùng tôi làm một chuyến viễn du vào quá khứ. Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của Internet điều đó không còn là việc khó khăn.

1968 – Phim hoạt hình “Đại bàng nhỏ”

Một trong những truyền thuyết mới nhất về Đại bàng nhỏ chúng ta được xem là phim hoạt hình Đại bàng nhỏ, sản xuất năm 1968. Đó là một sản phẩm kinh điển của trí tưởng tượng. Khi đang đi thăm Bảo tàng Cách mạng, một em đội viên Đội Thiếu niên của thập kỷ 60 đã lạc vào quá khứ, để cứu “một cậu bé anh hùng, tên là Đại bàng nhỏ” khi Đại bàng nhỏ bị bọn Bạch vệ độc ác đưa đi xử bắn. Đại bàng nhỏ trong phim này là cậu bé Hồng quân thổi kèn tên là Vasily Stepanov. Cậu bé cau có ảm đạm chứ không ngã lòng. Và cậu được một cậu bé cùng lứa tuổi, một đội viên thiếu niên của tương lai cứu thoát, và coi là một người anh hùng.


Đại bàng nhỏ rất ngạc nhiên: Anh hùng gì chứ? Cậ
u hoàn toàn chẳng anh hùng một chút nào, đơn giản là cậu nhận nhiệm vụ từ chỉ huy, mà cậu lại rơi vào tay giặc, chỉ vì con ngựa của cậu bị giết chết… Thật thế, anh hùng gì khi mà bị bọn Bạch vệ mang đi xử bắn? Sau nhiều thử thách và khói lửa, cả hai cậu bé đã thể hiện rõ các phẩm chất anh hùng, cuối cùng thì Đại bàng nhỏ cũng hy sinh, nhưng là một cái chết khác – chết vì một viên đạn lạc trong một cuộc chiến đấu dũng cảm, khi cây kèn trong tay cậu vẫn vang vang. Còn tinh thần bất khuất khi chờ đợi cái chết vì bọn Bạch vệ xử bắn được đội viên thiếu niên của tương lai thể hiện, tuy nhiên cậu này đã trở về lại thời đại của mình đúng vào thời điểm cần thiết. Điều chủ yếu – một dòng chú giải của phim đã thông báo cho người đọc, rằng bộ phim được sản xuất theo cảm hứng từ bài hát “Đại bàng nhỏ” năm 1936.

Bộ phim mang tính hình tượng sâu sắc: Nó kể về việc các em thiếu nhi của tương lai đã thay đổi lịch sử, thay đổi số phận của Đại bàng nhỏ. Điều này không được thể hiện trong nội dung bài hát nổi tiếng nói trên. Và thực tế là như vậy.


Năm 1957 – Phim “Đại bàng nhỏ”

Phim này có thể coi là một mốc sớm hơn trong câu truyện truyền thuyết về Đại bàng nhỏ. Nội dung phim thế này: Năm 1941 tại một làng nhỏ của Ucraina bị phát xít Đức chiếm đóng có một cậu thiếu niên tên là Valia Kotko, tham gia đội quân du kích, được các chiến sĩ du kích gọi là Đại bàng nhỏ. Cậu đã giúp người lớn theo dõi bọn Đức, thu thập vũ khí. Khi bị bọn Đức bao vây, cậu đã tự nổ lựu đạn và hy sinh. Nguyên mẫu của nhân vật này là các em thiếu nhi anh hùng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại Valia Kotik và Marat Kazei. Một điều rõ ràng, trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại bất cứ thiếu niên anh hùng nào cũng được gọi là Đại bàng nhỏ. Tuy nhiên, mọi cội rễ của biệt danh này đều nằm trong bài hát nổi tiếng Đại bàng nhỏ, ra đời năm 1936.

1936 – Bài hát “Đại bàng nhỏ”

Nhớ lại chủ đề của bài hát, hẳn chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy trong thơ không hề có một chi tiết cụ thể nào hết. Âm nhạc của Victor Belyi, lời thơ của Yakov Shvedov (cũng là tác giả bài thơ “Cô gái da ngăm đen”). Một bài hát buồn, không dành cho trẻ em, trên thực tế là một bài ca vĩnh biệt. Ca sĩ Alexandr Okaemov là người đầu tiên thể hiện bài hát này, nhưng bản ghi âm này hiện không còn giữ được. Bản ghi âm cũ nhất còn lại của ca sĩ V. Politkovsky (http://download.sovmusic.ru/m/orlenok2.mp3)

Орлёнок, орлёнок, взлети выше солнца
И степи с высот огляди!
Навеки умолкли весёлые хлопцы,
В живых я остался один.

Орлёнок, орлёнок, блесни опереньем,
Собою затми белый свет.
Не хочется думать о смерти, поверь мне,
В шестнадцать мальчишеских лет.

Орлёнок, орлёнок, мой верный товарищ,
Ты видишь, что я уцелел.
Лети на станицу, родимой расскажешь,
Как сына вели на расстрел.

Орлёнок, орлёнок, идут эшелоны,
Победа борьбой решена.
У власти орлиной орлят миллионы,
И нами гордится страна.

Thật thế, bài ca này hoàn toàn không hề gợi nhớ đến truyền thuyết về những thiếu niên anh hùng trong bộ phim hoạt hình, mà trong đó ca sĩ Valentina Levko trình bày bài hát bằng giọng ca mềm mại hơn, “nữ tính” hơn, trẻ con hơn (http://download.sovmusic.ru/m32/orlenok.mp3)

Trong bản gốc, người thiếu niên anh hùng ở lứa tuổi 16, khi đó người phụ nữ yêu dấu có thể là mẹ, nhưng hoàn toàn cũng có thể là một cô gái. Cũng có các thảo nguyên và làng mạc, nhưng không hề có một lời nào về cái kèn. Dù một trong hai nhân vật còn sống, nhưng có một người bị xử bắn, và bài ca là lời từ biệt trước cái chết, với hy vọng ở hàng ngàn đội viên thiếu niên – hàng ngàn đại bàng nhỏ, một lúc nào đó sẽ trả thù cho người bị xử bắn hôm nay. Nhưng điều chủ yếu nhất – trong bài hát cũng không nhắc đến, Đại bàng nhỏ là ai. Và nếu đọc kỹ bài thơ thì dường như từ Đại bàng nhỏ ở đây chỉ con chim kiêu hãnh, con vật sẽ tung cánh bay lên. Vậy có thể nguyên mẫu của truyền thuyết này cần phải tìm trong giai đoạn lịch sử sớm hơn nữa chăng?

Trước tiên chúng ta hãy nói đến các hiệu chỉnh muộn hơn đối với bài thơ.

Dấu vết sau chiến tranh của Đại bàng nhỏ

Không khó khăn để nhận ra trong bản ghi âm của Politkovsky (căn cứ vào tạp âm và âm sắc – là bản ghi sớm nhất) thiếu hai đoạn lời mà chúng ta vẫn coi là chuẩn mực trong các bản sau, do P. Kirichek và V.Levko trình bày:

Орлёнок, орлёнок, гремучей гранатой
От сопки солдат отмело.
Меня называли орлёнком в отряде,
Враги называют орлом.

Орлёнок, орлёнок, товарищ крылатый,
Ковыльные степи в огне.
На помощь спешат комсомольцы-орлята –
И жизнь возвратится ко мне.

Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hai đoạn này được thêm vào sau này, sau Chiến tranh vệ quốc. Và chắc là một tác giả khác đã viết chúng, bởi khó có thể tin rằng một nhà thơ tầm cỡ như Shvedov lại bắt vần “гранатой” – “отряде”, diễn tả cảm xúc vụng về kiểu “от сопки солдат отмело” hay “и жизнь возвратится ко мне” (sống lại sau khi bị xử bắn hay sao?) Đồng thời, trong hai đoạn thơ này chúng ta dễ dàng nhận thấy chúng được lèn chặt cái ý tưởng đã quen thuộc với chúng ta, nhưng không hề có trong bài thơ gốc, bài thơ vĩnh biệt trước cái chết. Chúng ta gặp nh
ững chi tiết hiện đại hơn, nào là lựu đạn, lính, các bờ sông dốc đứng(bên sông Amur chăng?), xuất hiện một đội quân nào đó, nơi người ta gọi Đại bàng nhỏ là anh hùng, có vẻ như đã chiến đấu rất lâu, đến mức cả quân thù cũng biết mặt và gọi là Đại bàng nhỏ, thậm chí thêm cả các đoàn viên thanh niên Komsomol vội lên đường cứu người anh hùng. Những chi tiết đó có thể là gì khác, nếu không phải là một sự chắp vá sau chiến tranh nhằm làm rõ hơn bức chân dung?

Dấu ấn Bạch vệ của Đại bàng nhỏ

Trên Internet cũng tồn tại một văn bản khác – lời ca, dường như đầu tiên là của phía Bạch vệ, sau đó mới bị bọn Đỏ khốn kiếp ăn cắp, và viết lại một số chỗ theo nhu cầu của mình, tước hết những chỗ không thích hợp, ví dụ:

Ты видел, орлёнок, как долго терзали
Меня большевистским штыком,
Как били прикладом и много пытали
В чекистских застенках потом.

В разведку я послан своим атаманом,
Ты помнишь, мой друг боевой,
Как тёмною ночью в сраженьи неравном
Убит был мой преданный конь.

Lẽ dĩ nhiên, đây là một văn bản giả mạo. Khác hẳn với tài năng thể hiện trong bài thơ gốc, những đoạn bị coi là “bị xoá» này chỉ là đoạn vè vụng về, kỹ năng làm thơ kém cỏi, rõ là “tác phẩm” của một tay nghiệp dư. Hơn thế, nội dung của nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi phim hoạt hình năm 1968: Chỉ có trong phim này cậu bé lên đường làm nhiệm vụ do đội trưởng giao, con ngựa của cậu bị giết v.v… Rõ ràng chẳng ai tin được chuyện bộ phim hoạt hình Xôviết được xây dựng trên cơ sở bài thơ kém cỏi này.

Vậy ai là nhân vật trong bài thơ gốc “Đại bàng nhỏ”?

Theo một trong các giả thuyết, nhà thơ Yakov Shvedov viết bài thơ này cho người bạn của mình, Gerasim Feigin, hy sinh trong trận chiến đấu chấn áp Bạch vệ năm 1921 ở Kronshtadt, khi mới 19 tuổi. Thế tại sao nhân vật trong bài thơ lại mới 16 tuổi? Chính Shvedod đã trả lời: “Các nhà thơ được phép thay đổi hiện thực trong tác phẩm ở mức 10%”. Thật khó tin câu trả lời mang nặng tính chính thức này, và giả thuyết này cũng rất thiếu thuyết phục. Tại sao lại xuất hiện chi tiết người anh hùng bị mang đi xử bắn? Thảo nguyên nào ở Kronshtadt, và Đại bàng nhỏ bay về đâu ở “làng”?

Theo giả thuyết khác, bài hát viết về một người anh hùng hoàn toàn có thật – cậu bé Anatoly Popov-Serafimovich, trong những ngày nổ ra cuộc cách mạng đã cải trang thành một học sinh trung học, thâm nhập vào Kreml vốn đang bị chiếm giữ. Quân Bạch vệ bắt cậu bé và đáng ra cậu đã bị xử bắn, nhưng đã được phía Cận vệ đỏ cứu thoát. Giả thuyết này cũng không thuyết phục, vì trong Kreml lấy đâu ra các làng Kozak, thảo nguyên và những con đại bàng nhỏ.

Tuy thế, tất cả mọi nguồn thông tin đều khẳng định bài hát “Đại bàng nhỏ” được viết năm 1936 riêng cho vở kịch “Khlopchik”, được dàn dựng tại nhà hát Mossoviet Matxcơva theo kịch bản của tác giả M. Daniel nào đó. Theo các thông tin khác, vở kịch được dàn dựng tại Nhà hát thiếu nhi Kharkov, hoặc là Minsk. Và một điểm thú vị khác nữa: Các nguồn thông tin này đều khẳng định bài hát được viết theo nội dung vở kịch.

Ai là nhân vật chính trong vở kịch “Khlopchik”?

Đến đây thì Internet xử sự giống hệt Malchik-Kibalchik: Dứt khoát không khai báo! Tuy thế, Internet đã để lộ ra một vài cuộc phỏng vấn với những hậu duệ của người anh hùng, và họ đã giải thích một vài chi tiết trong nội dung vở kịch.

Trước tiên, Đại bàng nhỏ không phải là người thổi kèn. Đại bàng nhỏ cũng không chiến đấu trong các khu rừng âm u với đội quân du kích, không tấn công vào Kreml và không hy sinh trên mặt băng giá Kronshtadt. Trong đội quân, cậu bé cũng không có biệt danh là Đại bàng nhỏ. Người ta gọi cậu là Khlopchik. Cậu đang học nghề thợ giày ở Belorus (vì thế nên ở đây xuất hiện “làng kozak” và thảo nguyên), giúp đỡ Hồng quân khi họ tiến vào thành phố. Và khi Hồng quân rút đi, thành phố bị quân Bạch vệ Balan chiếm đóng thì cậu lập chiến công: Khi bị tra tấn nhất định không khai tên người chỉ huy đang hoạt động bí mật, nói: “Tôi muốn sống là một người bolshevik một ngàn năm, chứ không muốn làm tên phản bội, dù chỉ một phút”. Và đó cũng là câu nói duy nhất của nhân vật này mà người ta có thể tìm thấy trên Internet. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ một chút, nó có vẻ như một bản dịch không đạt. Rõ ràng, cậu bé muốn nói: “Tôi muốn suốt một ngàn năm sau người ta sẽ nhớ về tôi như một người bolshevik, chứ không muốn trở thành một tên phản bội ngay phút này”. Tuy nhiên, ngay cả cách nói như thế có vẻ cũng chưa rõ ràng lắm.

Kẻ thù chưa kịp giết Khlopchik – Hồng quân đã quay lại kịp thời, và tù nhân nhỏ bé được giải phóng. Nhưng trước đó cậu vẫn phải nằm trong phòng giam tử tù chờ lúc bị đưa đi xử bắn. Tại thời điểm này của vở kịch bài hát Đại bàng nhỏ vang lên – theo kịch bản, là lời vĩnh biệt của cậu bé. Đạo diễn chỉ cần một lời hát thôi, và lời hát này do các tác giả Yakov Shvedov viết thơ và Victor Belyi viết nhạc. Chính trong bài hát này lần đầu tiên vang lên từ Đại bàng nhỏ, một từ không có trong kịch bản.

Các tác giả lấy từ Đại bàng nhỏ từ đâu? Theo một người cháu của nhà thơ, Shvedov nói với Belyi, rằng tình tiết của đoạn này khá giống bài thơ “Người tù” của Pushkin, trong đó tù nhân nhìn từ bên trong ngục, qua chấn song sắt, ra phía bên ngoài, trò chuyện với một con chim Đại bàng. Tuy nhiên, nếu người tù của Pushkin là một người lớn, có Đại bàng là bạn tâm tình, thì với một chú bé 16 tuổi, bạn tâm tình của chú hẳn phải là Đại bàng nhỏ.

Và thế là mọi chi tiết đâu vào đấy cả. Nếu cân nhắc thật kỹ, đúng là chỉ có trong các câu thơ của Pushkin con Đại bàng nhỏ mới trở thành người bạn tâm tình của người tù, tuy trong bài thơ của Pushkin nó cũng là một tù nhân – con chim kiêu hãnh bị giam trong lồng. Ngoài thảo nguyên, những con chim tự do sải cánh mà lại hạ thấp tầm bay để ghé vào trò chuyện với tử tù trước khi hành quyết – chính bạn đọc cũng có thể nhận ra – con chim đó chỉ có thể là loài ăn xác chết. Giả sử nó có thực hiện nguyện ước của người tù, mang tin t
c về làng, thì cũng là chuyến bay sau bữa ăn no nê, sau khi đã móc mắt người chết. Chúng ta thật lòng mong muốn không phải thế, rằng Đại bàng con xuất hiện từ bài thơ của Pushkin, còn cậu bé là người anh hùng Belorus.

Tôi không thể tìm thấy thông tin đoạn nào trong bài thơ nói trên đã được viết trước tiên. Vở kịch thành công vang dội. Ngay sau đó nhà soạn nhạc Victor Belyi đã đề nghị nhà thơ viết tiếp tác phẩm của mình, nói chính xác hơn là sáng tác lại lời bài hát. “Người xem ra khỏi rạp và hát đoạn này. Với họ một đoạn là quá ít. Họ cần cả một bài hát”. Thế là bài hát, mà chúng ta được nghe trong các bản ghi âm sớm nhất, ra đời. Và lập tức trở thành một hit: Ostrovsky và Bljukher khen ngợi, Gaidar hát luôn miệng. Và cả ba người đều khẳng định, dường như bài hát viết về họ, về tuổi thơ chiến đấu xa gia đình của họ.

Về tác giả kịch bản M. Daniel

Việc còn lại cuối cùng là phải kể đôi lời về tác giả kịch bản M. Daniel.
Daniel Mark Naumovich (1900-1940) tên thật là Daniel Meerovich là nhà soạn kịch Liên Xô gốc Do Thái. Ông sáng tác bằng tiếng Idish, trong đó cả vở “Khlopchik” viết về cậu bé thợ giày học việc cũng được viết bằng ngôn ngữ này. Trong nguyên bản tiếng Idish, cậu bé có tên là Zamka Kopach. Năm 1937 vở kịch được dịch sang tiếng Nga, và được dàn dựng tại nhà hát Mossoviet. Nhưng bài hát lại ra đời năm 1936, và năm dàn dựng vở kịch tại Kharkov cũng là 1936, ta có thể mạnh dạn đặt ra một giả thuyết, rằng từ năm 1936 vở kịch này đã được trình diễn đâu đó bằng tiếng Idish, và đoạn lời bài hát đã vang lên trong vở kịch đó cũng là bằng ngôn ngữ này. Bởi thế, nó không được trích dẫn ở đâu cả, và tác giả của nó mau chóng nhận được lời đề nghị “viết lại bài thơ”.

Nhưng còn cây kèn thì ở đâu ra?

Câu hỏi cuối cùng còn lại: Vậy cây kèn từ đâu ra? Bộ phim hoạt hình năm 1968 rõ ràng đã kết hợp hai hình tượng phổ biến về một cậu bé anh hùng – cậu bé dũng cảm chờ cái chết của mình chứ không chịu đầu hàng (không quan trọng trong cuộc chiến tranh nào), và cậu bé thổi kèn/đánh trống – nhân vật chính của nhiều truyền thuyết khác. Trước đó, hai hình tượng này tồn tại và phát triển đồng thời. Bộ phim hoạt hình đã kết hợp hai hình tượng đó vào làm một, với cuộc du hành xuyên thời đại, và sự thay đổi lịch sử, nhưng bài hát thì còn lại, và vang lên không có sự thay đổi nào, trong bất kỳ trường hợp nào.

Cậu bé thổi kèn đầu tiên không hề liên quan đến Đại bàng nhỏ – đó là nhân vật trong bài hát “Chú bé đánh trống”, bị thương vì một viên đạn của quân thù, và đã không kịp hát hết bài. (Năm 1930, lời thơ Mikhail Shvedlov, nhạc V.Vallrot). Và nếu như ai đó trong chúng ta cho rằng cậu bé đánh trống trong bài hát này chết vì một viên đạn của quân Đức, thì chúng ta đã hoàn toàn đúng. Bởi đó là một cậu bé người Đức. Tác giả bài thơ nguyên gốc là một nhà thơ Đức. Bởi vì đây là bản dịch bài hát Đức được tác giả người Đức V.Vallrot viết năm 1925. Nhịp điệu và nội dung bài hát chẳng hề giống một lời từ biệt cho cậu bé đánh trống – đó là một bài hát cách mạng Đức, viết về anh lính kèn trẻ tuổi Fritz Vaineker, bị cảnh sát giết. Chúng ta không hiểu tại sao trong bản dịch “người thổi kèn” lại biến thành “cậu bé đánh trống”. Có lẽ, đó chính là cái 10% sai lệch mà “nhà thơ có quyền đưa vào tác phẩm”, đơn giản bởi vì phải ép vần mà thôi.

Kết luận:

Nhân vật Đại bàng nhỏ của chúng ta là kết quả một sự pha trộn thật đáng ngạc nhiên các câu chuyện về các nhân vật thiếu niên anh hùng, cả cậu bé Zamka Kopach, cả cậu bé Fritz Vaineker – người lính kèn vui vẻ trong cách mạng Đức. Và sự pha trộn này đã mang lại một trong những hình tượng rực rỡ nhất của Liên Xô về một cậu bé thổi kèn dũng cảm trong một đội quân lớn, anh dũng chiến đấu và hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước. Và dù không ai có thể nói chắc Đại bàng nhỏ là ai, và chiến công của Đại bàng nhỏ ra sao, vẫn có biết bao nhiêu tượng đài được dựng lên trên khắp đất nước, rất nhiều phố, máy bay, trại hè thiếu nhi, khách sạn, núi, sông, đèo, thậm chí cả các ngôi sao, và xe đạp dành riêng cho trẻ em, được mang tên người anh hùng này.

Còn kết luận của câu chuyện kỳ lạ này, thật là đơn giản: Lời ca có thể thay đổi, nhưng âm nhạc mới là quyết định.