Bài ca

April 30, 2007

Vasili Zhukovsky

Chiếc nhẫn xinh em tặng
Tôi lỡ tay đánh rơi.
Nhẫn mang theo hạnh phúc
Chìm đáy biển mất rồi.

Nhớ hôm nào em nói:
“Đeo nhẫn để đừng quên,
Khi tay anh mang nhẫn,
Thì tình em luôn bền”.

Tôi đã mang lưới giặt
Đúng phải giờ chẳng lành.
Rời tay nhẫn chìm mất
Lẫn nơi đáy biển xanh.

Tôi tìm… Nhưng vô vọng
Em xa lạ, chẳng nhìn.
Từ ngày đó hạnh phúc
Đáy biển sâu đắm chìm.

Ơi cơn gió nửa đêm
Nổi lên nhé, bạn hiền!
Để sóng cuộn tới đáy
Đẩy nhẫn lên cỏ êm!

Mới hôm qua em thương
Thấy tôi buồn lệ đầy.
Chút gì trong ánh mắt
Tình cũ như còn đây!

Bên tôi em ghé xuống
Âu yếm trao bàn tay,
Nhưng bao điều muốn nói
Nghẹn lại, rồi gió bay!

Tôi đâu cần âu yếm,
Không muốn một lời chào.
Tôi muốn tình đôi lứa
Trọn vẹn như ngày nào.

Kho báu cùng hổ phách
Ai muốn cứ sưu tầm.
Tôi tìm nhẫn hy vọng
Đáy biển sâu âm thầm.

1816

Василий Жуковский

Песня

Кольцо души-девицы
Я в море уронил;
С моим кольцом я счастье
Земное погубил.

Мне, дав его, сказала:
«Носи! не забывай!
Пока твое колечко,
Меня своей считай!»

Не в добрый час я невод
Стал в море полоскать;
Кольцо юркнуло в воду;
Искал… но где сыскать!..

С тех пор мы как чужие!
Приду к ней — не глядит!
С тех пор мое веселье
На дне морском лежит!

О ветер полуночный,
Проснися! будь мне друг!
Схвати со дна колечко
И выкати на луг.

Вчера ей жалко стало:
Нашла меня в слезах!
И что-то, как бывало,
Зажглось у ней в глазах!

Ко мне подсела с лаской,
Мне руку подала,
И что-то ей хотелось
Сказать, но не могла!

На что мне твоя ласка!
На что мне твой привет!
Любви, любви хочу я…
Любви-то мне и нет!

Ищи, кто хочет, в море
Богатых янтарей…
А мне мое колечко
С надеждою моей.

1816


Bí đỏ

April 27, 2007

Tôi chẳng đảm bảo tính xác thực của câu chuyện tôi sắp kể đâu đấy nhé. Vì thực ra cho đến nay chính tôi chả lấy gì làm chắc chắn là tất cả những việc đó đã từng diễn ra…

Vào những năm đầu tiên của thập kỷ 80, Minsk – thủ đô nước cộng hoà Belarus – là một thành phố nhỏ xinh xinh trên bờ sông Svisloch êm đềm. Nó bề bộn với những công trường xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên. Dọc phố xá là những hàng rào gỗ sơn xanh và những tấm biển với dòng chữ trắng nhũn nhặn: “Xin lỗi vì những bất tiện. Chúng tôi đang xây dựng”. Thành phố đang phát triển, và ngoại ô của nó, xen giữa những cánh rừng trầm mặc là những điểm dân cư trong quá trình giải toả…

Câu chuyện mà tôi muốn kể xảy ra vào một ngày thứ bảy, mùa đông. Một ngày bắt đầu dường như không có gì đặc biệt, nhưng lại kết thúc một cách khá đặc biệt.

Tan học sớm, tôi quyết định ra ngoại ô chơi loanh quanh một chút. Tôi chọn một chiếc xe bus tình cờ, hoàn toàn không biết mình đã đi bao xa, và xuống xe tại một điểm đỗ có tên gọi Cây số 14.

Tôi loanh quanh trong rừng một lát, và để đảm bảo chắc chắn sẽ không bị lạc, tôi luôn ngoái lại phía sau mình. Trời đã sập tối từ lúc nào không biết, nhưng yên tâm vì vẫn trông thấy những ngọn đèn trên đường cao tốc, tôi dấn thêm một chút, thêm một chút nữa, mê mải bước theo con đường mòn đôi chỗ bị lút mất giữa tuyết đã được vun đống cao như thành hai bên đường. Vượt qua không biết bao nhiêu chỗ rẽ, tôi đột ngột nhận ra mình đang đứng giữa một điểm dân cư ngoại ô với những ngôi nhà gỗ có vườn và hàng rào bao quanh. Và điều quan trọng nhất – hình như tôi đã mất phương hướng.

Tệ hại hơn cả là tuyết bắt đầu rơi dày đặc. Tôi hoảng hốt đi như chạy trên con đường nhỏ, hy vọng gặp được một người nào đó. Nhưng càng đi, càng như lạc sâu thêm. Các ngón chân, ngón tay tôi bắt đầu đau vì lạnh. Mặt tê cóng.

Đột nhiên tôi gần như đâm sầm một người như vừa hiện ra từ sau khúc ngoặt nào đó. Tôi định thần, nhận ra đó là một phụ nữ cao lớn, mặc áo khoác da lộn màu nâu sẫm có cổ lông, đầu trùm chiếc khăn vuông của phụ nữ nông thôn Nga. Bà có đôi má đỏ như trái táo chín và đôi mắt xám trong veo.

Người phụ nữ cũng giật mình bởi sự xuất hiện đột ngột của tôi. Bà nhìn tôi chăm chú, lẩm bẩm:

– Ồ, con bé con, sao mày lại lang thang ở đây thế này, bố mẹ mày đâu?

Chưa nói dứt câu và không nghe tôi trả lời, bà đột ngột tóm lấy tay tôi và lôi tôi đi đâu không rõ, thảng thốt:

– Mà mũi mày trắng cả ra rồi kìa…

Mới sang chưa đầy bốn tháng, và chưa sống qua một mùa đông Nga nào, tôi ngơ ngác chưa hiểu tại sao cái mũi trắng của tôi làm bà quan tâm đến vậy. Lôi tôi đi qua mấy ngã rẽ nữa, bà đẩy tôi vào sân một trong các căn nhà gỗ trong làng, và bốc tuyết xốp xát thật mạnh vào mặt mũi tôi, mặc kệ sự phản đối yếu ớt của tôi vì đau quá.

Bà chỉ dừng lại khi tôi cảm thấy mặt mũi bắt đầu nóng đỏ. Người phụ nữ kéo tuột đôi găng tay len tôi mang, nhìn những ngón tay trắng bệch của tôi và nói bằng giọng ra lệnh:
– Mày bốc tuyết xát mạnh tay đi!

Làm theo lời bà, tôi xoa mạnh hai bàn tay cho tới khi các ngón tay lạnh cóng có cảm giác đau trở lại.

Người phụ nữ mở cửa, đẩy tôi vào một căn phòng nhỏ, ngăn nắp gọn gàng và sạch sẽ đến mức lý tưởng. Bà cởi áo khoác ngoài, nhanh chóng tìm thấy một cái chai gì đó, rót chất lỏng trong đó ra chén và ấn vào tay tôi:

– Uống hết một hơi nhé, con bé con!

Tôi sặc sụa vì ngụm chất lỏng nóng bỏng và cay xè. Chén rượu đầu tiên trong đời tôi. Choáng váng và cảm thấy ấm sực, đôi mắt tôi díp lại. Nhưng người phụ nữ kia còn bắt tôi tháo giầy, hài lòng nhìn những ngón chân vẫn còn hồng hào của tôi, và nói tiếp:

– Mày nằm xuống đắp chăn đi nào.

Chẳng hiểu vì lí do gì tôi không dám cãi lại bà nữa, nằm xuống và mau chóng thiếp đi. Không rõ tôi ngủ có lâu không. Tôi chỉ tỉnh lại khi nghe tiếng bát đĩa khua đâu đó trong bếp và mùi thức ăn thơm lừng bốc lên.

Bà chủ nhà đứng ở đầu giường, nhìn tôi một cách hài lòng:

– Con bé con, mày dậy rồi à? Dậy tao hỏi chuyện… Mày đói rồi phải không?

Một đĩa súp bí đỏ bốc hơi nóng hổi thơm phưng phức với mấy lát bánh mì đen nhà làm và vài món ăn khác đang chờ tôi trên bàn. Tôi cảm ơn bà, ngồi xuống ăn hết đĩa súp, vừa ăn vừa trả lời các câu hỏi của bà. Tôi đã bị lạc khá xa giữa rừng, và may mắn gặp bà, chứ không thì thật khó có thể hình dung điều gì có thể xảy ra…

Sau bữa ăn đơn giản và đôi ba câu chuyện, tôi cảm ơn bà chủ nhà tốt bụng, hỏi đường ra bến xe bus. Chia tay với tôi, bà nói:

– Tao sống ở đây một mình, cũng sắp đi rồi. Nếu rỗi rãi mày quay lại đây chơi với tao nhé. Tao là Maria Ivanovna.

Tuyết đã ngừng rơi. Chỉ 30 phút sau tôi trở lại thành phố an toàn.

Suốt nửa tháng sau đó tôi không dám đi đâu với cái mặt da sạm đen, rồi bong tróc loang lổ. Tuy nhiên, chuyệt vặt đó qua đi mau chóng không để lại dấu vết nào. Khi vừa mới lành, tôi lại lên xe bus, đến Cây số 14 với ý định tìm gặp Maria Ivanovna. Nhưng tôi sững người khi ngôi làng đã nằm gọn trong một hàng rào gỗ sơn xanh mới tinh, với những tấm biển mang hàng chữ trắng: “Xin lỗi vì những bất tiện. Chúng tôi đang xây dựng…”

Kết thúc khoá học dự bị ở Minsk tôi chuyển về Len. Tôi không bao giờ gặp lại Maria Ivanovna nữa. Trong ký ức những chuyện đã xảy ra trong buổi tối hôm đó nhoà dần, chỉ đôi khi tôi thoáng thấy đau những ngón tay và giật mình trong mơ…

Bí đỏ chưa bao giờ là món ăn tôi ưa thích. Bí đỏ làm tôi nhớ đến cái buổi chiều đáng nhớ ở ngoại ô Minsk và mùi vị tuyệt ngon của đĩa súp với bánh mì đen nhà làm, hình như đó là đĩa súp ngon nhất mà tôi được ăn trong đời. Không, tôi chẳng thích ăn bí đỏ đâu.


Trên đường

April 25, 2007

Buổi sáng mịt mù sương bạc phủ tái tê,
Những cánh đồng quạnh hiu đầy tuyết trắng,
Những gương mặt, những ngày xưa xa vắng,
Tưởng quên đã lâu sao bỗng cứ ùa về.

Nhớ những thầm thì đầy tình cảm nồng nàn,
Biết giữ làm sao ánh mắt nhìn đắm đuối,
Lần gặp đầu tiên hay lần hò hẹn cuối,
Âm sắc thương yêu trong giọng nói khẽ khàng.

Nhớ lúc chia ly nụ cười ai lạ hẳn,
Nhớ bao yêu thương trong quá khứ đã xa,
Nghe vang đều tiếng bánh xe gõ nhịp,
Ta bâng khuâng ngắm trời rộng bao la.


В дороге

April 23, 2007

Có bài thơ thẩn thế này này, mà dịch mãi không xong. Không ổn…

Ivan Turgenev

Trên đường

Sáng mơ màng màn sương bạc ảo mờ,
Những cánh đồng mênh mang buồn tuyết phủ,
Như vô tình trong trí ta trăn trở
Những gương mặt xưa, những tháng năm xưa.

Chập chờn vọng lời yêu thương thủ thỉ,
Sóng mắt nồng nàn nhung nhớ biến mau,
Lần gặp đầu hay lần cuối bên nhau
Còn gần mãi giọng khẽ khàng ai nói.

Nụ cười lạ lùng khi chia tay vội,
Và bao nhiêu thân ái đã trôi xa.
Tai văng vẳng tiếng bánh xe vang dội,
Lơ đãng ta nhìn trời xanh bao la.

Утро туманное, утро седое,
Нивы печальные, снегом покрытые,
Нехотя вспомнишь и время былое,
Вспомнишь и лица, давно позабытые

Вспомнишь обильные страстные речи,
Взгляды, так жадно, так робко ловимые,
Первые встречи, последние встречи,
Тихого голоса звуки любимые.

Вспомнишь разлуку с улыбкою странной,
Многое вспомнишь родное далекое,
Слушая ропот колес непрестанный,
Глядя задумчиво в небо широкое.

Ноябрь 1843


Для берегов отчизны дальной…

April 15, 2007

Alexander Sergeevich Pushkin

Bỏ lại sau lưng miền đất lạ,
Em về tổ quốc nơi xa xôi.
Vào phút giây buồn vương tê tái
Trước em anh khóc mãi không thôi.

Tay anh lạnh giá chẳng nỡ rời
Gắng níu giữ em mà không nổi.
Nỗi kinh hoàng biệt ly mệt mỏi
Van xin đừng ngắt tiếng rên thầm.

Em quyết rời đôi môi nóng bỏng
Tránh chiếc hôn cay đắng chia lìa.
Rời miền đất lưu đày u ám
Đến nơi xa em vẫy gọi anh đi.

“Rồi đến một ngày kia,” – em nói –
“Dưới vòm trời vĩnh viễn biếc xanh
Dưới bóng ô liu soi mặt nước
Một chiếc hôn yêu, em chờ anh”…

Nhưng than ôi, dưới vòm trời ấy
Ánh sáng vĩnh hằng mãi rạng ngời,
Gềnh đá mơ màng mặt nước soi,
Riêng em giấc ngàn thu say ngủ.

Nhan sắc em mang theo xuống mộ
Cùng bao nhiên phiền não nhân gian
Và chiếc hôn em hứa tặng anh.
Anh mãi chờ chiếc hôn em còn nợ…

Для берегов отчизны дальной
ты покидала край чужой;
B час незабвенный, в час печальный
Я долго плакал над тобой.

Мои хладеющие руки
Тебя старались удержать;
Tомленья страшного разлуки
Мой стон молил не прерывать.

Но ты от страстного лобзанья
Свои уста оторвала;
из края мрачного изгнанья
ты в край иной меня звала.

Ты говорила: “В час свиданья,
под небом вечно голубым,
в тени олив и мирт лобзанья
мы вновь, мой друг, соединим”.

Но там, увы, где неба своды
сияют в блеске голубом,
где под скалами дремлют воды,
Уснула ты последним сном.

Твоя краса, твои страданья
исчезли в урне гробовой,
Исчез и поцелуй свиданья…
Но жду его: он за тобой!


Em còn nhớ chăng, Maria…

April 12, 2007

Em còn nhớ chăng, Maria,
Nhà cổ ngày xưa bên hồ
Và những cây trăn cổ thụ
Đứng nghiêng nghiêng như trong mơ?

Những con đường xưa vắng lặng,
Mảnh vườn không người, rêu phong,
Trên hiên nhà cao kiêu hãnh
Sắp hàng những tấm chân dung?

Em còn nhớ chăng, Maria,
Vòm trời xế chiều ngả sẫm,
Những cánh đồng rộng ngút ngàn
Làng xa vẳng tiếng chuông ngân?

Bờ sông cao cao sau vườn
Nước trong veo trôi phẳng lặng
Trên cánh đồng vàng ngập nắng
Đóa đồng thảo nở biếc xanh.

Và khu rừng xưa, năm nào
Đôi ta lần đầu chung bước…
Em còn nhớ chăng, Maria,
Những ngày êm đềm đã mất?

А. Толстой

Ты помнишь ли, Мария,
Один старинный дом
И липы вековые
Над дремлющим прудом?

Безмолвные аллеи,
Заглохший, старый сад,
В высокой галерее
Портретов длинный ряд?

Ты помнишь ли, Мария,
Вечерний небосклон,
Равнины полевые,
Села далекий звон?

За садом берег чистый,
Спокойный бег реки,
На ниве золотистой
Степные васильки?

И рощу, где впервые
Бродили мы одни?
Ты помнишь ли, Мария,
Утраченные дни?


Cơn mê

April 10, 2007

Cũng chưa lâu, tôi mắc lừa những cơn mê dịu ngọt,
Mũ miện trên đầu, tôi chẳng khác đức vua.
Trong mơ màng, tôi thấy tình mình dâng cho em trọn vẹn –
Và con tim đập bồn chồn, hồi hộp tự bao giờ.

Quỳ xuống bên chân em tôi bày tỏ nỗi lòng.
Ôi những cơn mê! Sao hạnh phúc của ta không còn mãi?
Nhưng thánh thần đâu phải đã lấy đi tất cả:
Tôi chỉ mất đi mỗi vương quốc thôi mà.

Сновидения

Недавно, обольщен прелестным сновиденьем
В венце сияющем, царем я зрел себя;
Мечталось, я люблил тебя –
И сердце билось наслажденьем.
Я страсть у ног твоих в восторге изьявлял.
Мечты! ах! Отчего вы счастья не продлили?
Но боги не всего теперь меня лишили:
Я только царство потерял.


Trích trường ca “Vũ hội giả trang”

April 10, 2007

Mikhail Iurevich Lermontov

Trích trường ca “Vũ hội giả trang”

Khi nỗi buồn vô tình không kìm nổi
Trên đôi mắt em thành lệ tuôn ròng
Anh nhận thấy và anh chẳng đau lòng
Hiểu em bên người ta không hạnh phúc.

Như con sâu vô hình suốt ngày đêm
Lặng lẽ nhấm cuộc đời em yếu đuối.
Thì đã sao? Anh vui, vì người ấy
Chẳng yêu em nhiều như anh từng yêu.

Nhưng nếu như hạnh phúc có tình cờ
Lấp lánh trong ánh mắt em bối rối,
Đó là lúc anh đau ngầm cay đắng
Và ngực anh mang địa ngục sục sôi.

Из поэмы “Маскарад”

Когда печаль слезой невольной
Промчится по глазам твоим,
Мне видеть и понять не больно,
Что ты несчастлива с другим.

Незримый червь незримо гложет
Жизнь беззащитную твою,
И что ж? Я рад, что он не может
Тебя любить, как я люблю.

Но если счастие случайно
Блеснет в лучах твоих очей,
Тогда я мучусь горько, тайно,
И целый ад в груди моeй.


Đối thoại

April 9, 2007

Ivan Bunin

– Đêm, con ơi, nhiều bất trắc,
Mà con đường thì xa…

– Con mang gà trống đỏ
Cho thầy cúng rồi mà.

– Rừng âm u lắm cướp
Tăm tối qua bao tháng năm…

– Con giấu trong vạt áo
Sắc lẹm lưỡi thép dao găm.

– Sông lạnh lùng chảy xiết
Mà nhà đò ngủ say…

– Qua sông rồi gió nổi,
Áo con mỏng khô ngay!

– Vậy đến bao giờ, con ơi,
Mẹ chờ ngày con trở lại?

– Thôi ta tạm biệt, mẹ ơi,
Cứ coi như con đi mãi.

Иван Бунин

Два голоса (1912)

– Ночь, сынок, непрогляд
А дорога глуха…

– Троеперого знахарю
Я отнес петуха.

– Лес, дремучий, разбойничий,
Темен с давних времен…

– Нож булатный за пазухой
Горячо наточен!

– Реки быстры и холодны,
Перевозчики спят…

– За рекой ветер высушит
Мой нехитрый наряд!

– А когда же мне, дитятко,
Ко двору тебя ждать?

– Уж давай мы как следует
Попрощаемся, мать!


Đêm Venezia

April 4, 2007

Ivan Kozlov

Tặng P.A. Pletnev

Đêm xuân êm đềm hơi thở
Vẻ đẹp phương nam sáng trong;
Lặng lẽ sông Brenta chảy,
Lấp lánh dưới trăng bạc ròng.
Sông trôi mang theo hình bóng
Mây trời trong veo mong manh,
Mịt mù làn hơi nước toả
Thơm đôi bờ cỏ cây xanh.

Vòm trời xanh ngọc, sóng reo
Tiếng thầm thì chừng mệt mỏi,
Trăng ngà trải ánh mênh mang
Rọi sáng thế gian mê mải.
Và hoa và cỏ tươi xanh
Nhè nhẹ toả hương mời gọi
Và bài ca nào dịu dàng
Khẽ vọng từ nơi xa tới.
Giai điệu đẹp đẽ ngân vang
Rót niềm vui vào trần thế –
Thế giới thần tiên như mơ
Tim đập vội, và tuổi trẻ
Mùa xuân tình yêu đang về.

Thuyền tình nhẹ lướt trên sông
Mái chèo bọt tung lấp lánh
Bài ca chèo thuyền khẽ khàng
Theo gió nhẹ bay trên sóng
Nhưng sao không thấy bóng nàng
Trên con thuyền xưa quen thuộc
Bập bềnh trên sóng lênh đênh,
Đâu rồi người đẹp trẻ trung,
Với nụ cười và gương mặt
Làm bao trái tim sững sờ
Bao tâm hồn mãi ngẩn ngơ
Với giọng ca buồn khắc khoải?

Nàng xa rồi, nàng buồn mãi
Nên khóa mình trong lầu hồng.
Nơi nàng sống với ước mơ
Sao tan nhanh và ảm đạm
Với nàng đêm không còn đẹp
Dòng sông bạc nàng không ham,
Và đôi mắt nàng rầu rĩ
Dõi về phương đông mơ màng.

Bóng đêm cứ dày đặc mãi;
Để đám đông hết ồn ào,
Hết mình êm đềm hưởng lạc
Quên rồi yến tiệc đêm nao.
Bao nhiêu trò vui lắng xuống
Bên sông trở lại yên bình
Chỉ còn những giai điệu cũ
Khe khẽ từ xa ngân lên.

Và nàng một mình lần bước
Thềm vắng, bóng nàng cô đơn
Một tia sáng trăng nhợt nhạt
Rơi trên gương mặt buồn thương
Những lọn tóc vàng buông xoã
Quanh thân thon thả nhẹ nhàng
Mảnh ngọc xanh bùa hộ mệnh
Lấp lánh trên ngực cô nàng!

Một mình với một con thuyền
Nàng bơi đến bên gềnh đá,
Dưới chân tháp cao khói toả
Biển động dồn dập sóng gào
Nơi ấy bóng hình ca sĩ
Sống động trong trái tim nàng,
Lửa tình từ bao ngày cũ
Bùng lên không thể nào nguôi.

Trong giấc mơ nàng như thấy,
Trận chiến định mệnh nửa đêm
Tiếng đồng chói tai lảnh lót
Hoà trong tiếng sóng vĩnh hằng.
Đêm với nàng không còn đẹp,
Ngọn gió không còn mát lành
Và đôi mắt nàng đăm đắm
Mệt mỏi nhìn về phương đông.

Mây đen ùn ùn kéo tới
Mặt trăng trốn mất đâu đây,
Trời tối sầm làn mây phủ
Bóng tối kinh hoàng dăng đầy.
Lòng thuyền đột nhiên bừng sáng
Một ánh sao từ trên cao
Rơi về phương đông xa ngái
Tắt ngấm bóng tối thêm dày.
Trong đêm từ phương đông tới
Con gió lành khẽ khàng reo;
Đuốc xa ngọn lửa hắt hiu,-
Mặt biển thuyền êm đềm lướt.
Bóng nàng đơn côi thân thiết
Đàn hạc vàng ngân da diết
Bên đèn lấp lánh gươm thiêng.

Xin đừng rung, thôi đừng ngân,
Cây đàn của ta kiêu hãnh:
Tránh bóng hình xưa nổi giận!…
Ôi! Tự do với tình yêu
Biết tìm đâu chàng ca sĩ?
Bóng chàng không ai tìm nổi?
Hay tắt rồi ánh sáng trời,
Như nơi xa vì sao rơi?

Фантазия

[П. А. Плетневу]

Ночь весенняя дышала
Светло-южною красой;
Тихо Брента протекала,
Серебримая луной;
Отражен волной огнистой
Блеск прозрачных облаков,
И восходит пар душистый
От зеленых берегов.

Свод лазурный, томный ропот
Чуть дробимыя волны,
Померанцев, миртов шепот
И любовный свет луны,
Упоенья аромата
И цветов и свежих трав,
И вдали напев Торквата
Гармонических октав –
Все вливает тайно радость,
Чувствам снится дивный мир,
Сердце бьется, мчится младость
На любви весенний пир.

По водам скользят гондолы,
Искры брызжут под веслом,
Звуки нежной баркаролы
Веют легким ветерком.

Что же, что не видно боле
Над игривою рекой
В светло-убранной гондоле
Той красавицы младой,
Чья улыбка, образ милый
Волновали все сердца
И пленяли дух унылый
Исступленного певца?

Нет ее: она тоскою
В замок свой удалена;
Там живет одна с мечтою,
Тороплива и мрачна.
Не мила ей прелесть ночи,
Не манит сребристый ток,
И задумчивые очи
Смотрят томно на восток.

Но густее тень ночная;
И красот цветущий рой,
В неге страстной утопая,
Покидает пир ночной.
Стихли пышные забавы,
Все спокойно на реке,
Лишь Торкватовы октавы
Раздаются вдалеке.

Вот прекрасная выходит
На чугунное крыльцо;
Месяц бледно луч наводит
На печальное лицо;
В русых локонах небрежных
Рисовался легкий стан,
И на персях белоснежных
Изумрудный талисман!

Уж в гондоле одинокой
К той скале она плывет,
Где под башнею высокой
Море бурное ревет.
Там певца воспоминанье
В сердце пламенном живей,
Там любви очарованье
С отголоском прежних дней.

И в мечтах она внимала,
Как полночный вещий бой
Медь гудящая сливала
С вечно-шумною волной,
Не мила ей прелесть ночи,
Душен свежий ветерок,
И задумчивые очи
Смотрят томно на восток.

Тучи тянутся грядою,
Затмевается луна;
Ясный свод оделся мглою;
Тма внезапная страшна.
Вдруг гондола осветилась,
И звезда на высоте
По востоку покатилась
И пропала в темноте.

И во тме с востока веет
Тихогласный ветерок;
Факел дальний пламенеет,-
Мчится по морю челнок.
В нем уныло молодая
Тень знакомая сидит,
Подле арфа золотая,
Меч под факелом блестит.

Не играйте, не звучите,
Струны дерзкие мои:
Сла
ной тени не гневите!..
О! свободы и любви
Где же, где певец чудесный?
Иль его не сыщет взор?
Иль угас огонь небесный,
Как блестящий метеор?

(1825)