Mazurka của Chopin

July 31, 2007

Bella Akhmadulina

Số phận nào đã đưa đôi ta
Đến vận may đúng giờ phút ấy,
Khi ngăn cách cuối cùng còn lại
Là chiếc đĩa quay tròn đắm say!

Thoạt đầu âm thanh nhè nhẹ rít
Như rắn trong hang bị lôi ra,
Nhưng dáng Chopin dần bộc lộ
Vang rõ dần rồi mãi lan xa.

Và vòng xoay nhanh thêm, thêm nữa,
Hứa hẹn: tai họa sẽ đến thôi.
Những vòng tròn đuổi nhau xa mãi
Như trên mặt nước vòng sóng trôi.

Hồn mazurka như ống nghiệm,
Thanh cao chứa cột nước xanh lơ,
Đứng đó trong dáng hình em bé
Theo nhịp nhạc vang đầu lắc lư.

Em gái với đôi vai gầy guộc,
Và gương mặt Balan trắng xanh,
Làm sao em biết tôi buồn nhỉ,
Để buồn em nhận hết về mình?

Em dang đôi cánh tay mỏng mảnh
Quay tròn ôm hết mọi âm thanh
Trong vòng đen vẽ bằng kim máy hát,
Rồi dần tan nơi xa mờ xanh.

1958

МАЗУРКА ШОПЕНА

Белла Ахмадулина

Какая участь нас постигла,
как повезло нам в этот час,
когда бегущая пластинка
одна лишь разделяла нас!

Сначала тоненько шипела,
как уж, изъятый из камней,
но очертания Шопена
приобретала всё слышней.

И забирала круче, круче,
и обещала: быть беде,
и расходились эти круги,
как будто круги по воде.

И тоненькая, как мензурка
внутри с водицей голубой,
стояла девочка-мазурка,
покачивая головой.

Как эта, с бедными плечами,
по-польски личиком бела,
разведала мои печали
и на себя их приняла?

Она протягивала руки
и исчезала вдалеке,
сосредоточив эти звуки
в иглой исчерченном кружке.

1958


Giã từ

July 26, 2007

Bella Akhmadulina

Và lời cuối hãy để cho tôi nói:
Giã từ thôi, anh chẳng phải cố yêu.
Tôi mất trí. Hoặc là tôi đang đến
Mức độ điên cao hơn thế rất nhiều.

Anh đã yêu thế nào? – hay anh nếm
Vị diệt vong. Nào chỉ thế thôi đâu.
Anh đã yêu thế nào? – hay anh chỉ
Hành hạ tôi. Anh mới vụng làm sao.

Thật nghiệt ngã … Vị sai lầm cay đắng
Làm sao tôi tha thứ nổi cho anh.
Thân tôi sống, mắt tôi còn thấy sáng
Nhưng trống không thể xác lạnh tanh.

Tay buông xuôi, dù mạch còn đập khẽ
Nơi thái dương dưới làn da trắng xanh.
Mọi cảm nhận màu sắc và mùi vị
Theo nhau rời tôi cùng những âm thanh.

1960

Белла Ахмадулина
Прощание

А напоследок я скажу:
прощай, любить не обязуйся.
С ума схожу. Иль восхожу
к высокой степени безумства.

Как ты любил? – ты пригубил
погибели. Не в этом дело.
Как ты любил? – ты погубил,
но погубил так неумело.

Жестокость промаха… О, нет
тебе прощенья. Живо тело
и бродит, видит белый свет,
но тело мое опустело.

Работу малую висок
еще вершит. Но пали руки,
и стайкою, наискосок,
уходят запахи и звуки.

1960


Không đề

July 26, 2007

Bella Akhmadulina

* * *
Mưa đầy mặt, đẫm vai,
Trên cột buồm sấm dậy.
Mình gặp nhau thế đấy,
Như bão gặp con thuyền.

Em không muốn biết trước –
Điều gì đang đợi chờ.
Nát tan trong đau khổ,
Hay hạnh phúc tràn bờ.

Như con thuyền trong bão
Em sợ, nhưng vui nhiều…
Không tiếc mình đã gặp.
Chẳng sợ mình đang yêu.

1955

Белла Ахмадулина

* * *

Дождь в лицо и ключицы,
и над мачтами гром.
Ты со мной приключился,
словно шторм с кораблем.

То ли будет, другое…
Я и знать не хочу –
разобьюсь ли о горе,
или в счастье влечу.

Мне и страшно, и весело,
как тому кораблю…
Не жалею, что встретила.
Не боюсь, что люблю.

1955


Trên phố nhà tôi

July 24, 2007

Bella Akhmadulina

Trên phố nhà tôi bao năm vẫn vọng
Tiếng bước chân, bè bạn tôi đi xa.
Họ chầm chậm theo nhau dần khuất bóng
Làm dày thêm khoảng tối phía sau nhà.

Bao công việc của họ bị bỏ qua,
Nhà lặng vắng không còn ai đàn hát,
Duy vẫn như xưa trên tác phẩm Dega
Thiếu nữ điệu đà sửa sang nhan sắc.

Biết làm sao, đừng gợi thêm nỗi sợ
Giữa đêm dày trong những kẻ bơ vơ.
Lòng khát khao sự bội phản không ngờ
Bạn tôi ơi, sẽ phủ mờ khoé mắt.

Ôi cô đơn! Sao ngươi tàn nhẫn thế,
Vung chiếc compa bằng sắt lạnh lùng,
Nghiệt ngã xoay tròn khép kín một vòng
Bỏ ngoài tai mọi nguyện thề vô ích.

Vậy hãy gọi ta, hãy thưởng ta đi!
Đứa con yêu hằng được ngươi âu yếm,
Ta bình yên được ngươi ôm vào ngực
Gột rửa mình trong lạnh giá thanh thiên.

Cho ta nhé, kiễng chân trong rừng thiêng,
Tận cuối kia tay ta đưa chầm chậm.
Tìm nhành lá ta ấp lên gương mặt
Để cô đơn thành hoan lạc trời trao.

Cho ta nhé các thư viện bình yên,
Các bản nhạc trang nghiêm còn vang vọng.
Và thông thái, ta quên đi hết thảy,
Kẻ chết người còn ta cũng quên luôn.

Ta ngộ ra trí tuệ với nỗi buồn,
Được giao phó biết bao nhiêu bí ẩn.
Mẹ thiên nhiên tựa vai ta tin cậy
Và trao ta những bí mật trẻ thơ.

Và khi đó, từ quá khứ ngu ngơ,
Từ nước mắt nhoà và từ bóng tối,
Những gương mặt bạn bè tôi dần hiện
Đẹp lạ lùng trước khoảnh khắc phôi pha.

1959

По улице моей

Белла Ахмадулина

По улице моей который год
звучат шаги, мои друзья уходят.
Друзей моих медлительный уход
той темноте за окнами угоден.

Запущены моих друзей дела,
нет в их домах ни музыки, ни пенья,
и лишь, как прежде, девочки Дега
голубенькие оправляют перья.

Ну что ж, ну что ж, да не разбудит страх
вас, беззащитных, среди этой ночи.
К предательству таинственная страсть,
друзья мои, туманит ваши очи.

О одиночество! Как твой характер крут,
посверкивая циркулем железным,
Как холодно, ты размыкаешь круг,
не внемля увереньям бесполезным.

Так призови меня и награди!
Твой баловень, обласканный тобою,
утешусь, прислонясь к твоей груди,
умоюсь твоей стужей голубою.

Дай стать на цыпочки в твоем лесу,
на том конце замедленного жеста.
Найти листву и поднести к лицу,
и ощутить сиротство, как блаженство.

Даруй мне тишь твоих библиотек,
твоих концертов строгие мотивы,
И мудрая я позабуду тех,
кто умерли или доселе живы.

И я познаю мудрость и печаль,
свой тайный смысл доверят мне предметы,
Природа прислонясь к моим плечам
объявит свои детские секреты.

И вот тогда, из слез, из темноты,
из бедного невежества былого
Друзей моих прекрасные черты
появятся и растворятся снова.

1959


Nha Trang – Nhớ gì kể nấy

July 23, 2007

Thứ sáu ngày 13 cả nhà mình lên đường đi Nha Trang. Nhờ “ngày xui” nên mình gặp may, chuyến bay suôn sẻ, máy bay còn trống khoảng 30 ghế. Chả nghe thấy lần sorry nào từ phía Vietnam Airlines, thời tiết quá đẹp, chả có gì phải phàn nàn.

Ngày đầu tiên ở Nha Trang, ấn tượng đầu tiên là phong cảnh đẹp quá. Con đường từ sân bay Cam Ranh về thành phố chạy dọc bờ biển, đẹp như mơ. Mình nhìn thấy biết bao nhiêu là bãi cát phẳng mịn và rất nhiều đất còn bỏ hoang…


Nha Trang ban ngày nhìn từ khách sạn Tây Hồ

Mình ở khách sạn 2 sao Tây Hồ, đối diện với đường xuống bãi tắm ngay cạnh resort 5 sao Ana Mandara. Phòng ba người, có máy lạnh, nước nóng, TV, mini bar, giá 250.000 cho một ngày đêm thì cũng không phải là đắt. Tuy nhiên có một việc rất khó chịu đã xảy ra ngay trong buổi chiều đầu tiên: xấp tiền bỏ trong túi quần, quần để trong tủ (đã hỏng khóa), tủ ở trong phòng, cửa phòng đã khoá, vậy mà đã bị ai đó rút mất một số tờ, tổng cộng 700.000. Ngay sau đó mình phải đem tiền gửi vào nhà người quen, chỉ để lại một số vừa đủ tiêu trong ngày thôi.

Thành phố Nha Trang, thủ phủ tỉnh Khánh Hoà, cách Hà Nội 1300 km, cách Tp HCM 450 km, là một thành phố nhỏ nằm gọn trong một thung lũng hẹp giữa núi và biển. Vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới, được trên 200 đảo lớn nhỏ che chắn từ phía đại dương, nước xanh sẫm và sạch đến mức lý tưởng. Trong thành phố có sân bay và trung tâm huấn luyện bay, nên mỗi buổi sáng các máy bay tập cất cánh và hạ cánh liên tục, cứ khoảng 10 phút một lần. Các học viên phi công chiều chiều tập thể lực bằng cách bơi sang Hòn Tre (khoảng 3 km) và chạy dọc bãi tắm bên này.

Phố du lịch chính của thành phố mang tên Trần Phú. Nó chạy dọc hết chiều dài thành phố, làm thành trung tâm du lịch của Nha Trang. (Trung tâm hành chính, trung tâm thương mại nằm ở các phố khác, phía đằng sau, xa biển hơn, ít ồn ào hơn, ít du khách hơn). Ngành du lịch ở đây phát triển một cách chắc chắn, không xô bồ. Các tour du lịch được tổ chức tốt, sự lựa chọn phong phú cho mọi loại khách và mọi loại túi tiền. Để phục vụ mọi loại du khách, cho nên ngay trên phố này có đủ các loại nhà hàng bếp Tàu, bếp Việt, bếp Âu tuỳ chọn. Giá cả cũng rất đa dạng, từ đĩa cơm bình dân 14.000 đ cho đến những món ăn tính bằng tiền triệu. Mình thử ăn ở nhà hàng Tài Ký (bếp Tàu), Thanh Tuyền (bếp Việt) nhưng rút cuộc là những bữa đi chợ tự nấu lấy là ngon nhất, vì ở đây dù sao cũng là miền Nam rồi, các món ăn đều ngọt như đường, không hợp khẩu vị. Đám thanh niên chạy bàn rất niềm nở và lễ phép, mời mọc nhiệt tình, và khi nhận tiền thanh toán còn cảm ơn khách nữa. Người bán hàng rong như ngô luộc (bắp nấu), lạc luộc (đậu nấu), hoa quả, sách báo…, đạp xích lô, xe ôm và các dịch vụ khác như hải sản nướng trên vỉa hè chào mời khách nhiệt tình, nhưng không chèo kéo quá đáng. Mình chỉ cần lắc đầu là họ thôi luôn.

Du khách đến Nha Trang rất đa dạng. Khá đông khách nước ngoài, trong đó khá nhiều người Nga. Nhu cầu học tiếng Nga ở thành phố này đang lên cao. Hehe… Mình dám bỏ việc ở Hà Nội vào đây mở công ty du lịch phục vụ khách Nga và dạy tiếng Nga quá. Cách biệt về ngôn ngữ tiếng Việt thể hiện khá rõ ràng, như kiểu mình muốn mua một quả dứa, bà bán hàng nói chỉ có thơm, mình đồng ý mua thơm. Về tới khách sạn mấy cô lễ tân hỏi: “Chị mua nhiêu một trái khóm đó?”. Đại loại thế.


Nha Trang ban đêm nhìn từ khách sạn Tây Hồ

Bãi biển trong thành phố dài 7 km, cát vàng, khá sạch sẽ, một phần nhờ sự tự giác của người dân. Mình đã tận mắt trông thấy một người dân ở đây vừa trông chừng ba đứa trẻ con tắm biển với hai con chó xù vừa gom những túi nilông và các loại rác khác trôi nổi trên biển. Tuy nhiên mỗi hôm đó gió và sóng đổi chiều thế nào đó nên rác rến từ đâu trôi về, chứ suốt cả tuần sau biển sạch và trong veo, tuyệt chả thấy bóng tí rác nào. Tuy nhiên tắm biển ở đây khá nguy hiểm vì biển rất sâu, sóng lớn, nhiệt độ của nước biển tương đối thấp, và nhất là sóng cuốn mọi thứ ra xa bờ. Ai bơi không giỏi thì coi chừng, đừng ra xa quá, vì khi trở vào sẽ mất gấp đôi thời gian và sức lực.

Sau khi tắm biển buổi sáng, mình đem thằng cu đi xem Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Rất ấn tượng. Một trong những địa điểm đáng xem nhất của thành phố biển này, tiếc là mình quên lắp pin vào máy ảnh. Thằng Bảo ấm ức lắm. Buổi chiều, theo lời khuyên của Timophei, mình đi chơi Hòn Chồng cho biết thắng cảnh nổi tiếng cấp quốc gia của Nha Trang. Chả có gì ngoài mấy hòn đá chồng chất lên nhau (sao nó chẳng đổ nhỉ?) tạo nên phong cảnh đẹp tuyệt. Nhưng mà xem cho biết thôi, chả có gì mang về được, chả lẽ vác một hòn đá về nhà à?


Hòn Chồng

Chợ ở cách nơi mình ở chừng 4 km, vô cùng nhiều các thứ hải sản biển và hải sản nước ngọt tươi sống, rau cỏ, hoa quả và các thứ khác nữa. Mình ra chợ, nhằm loại tôm tươi ngon nhất, to cỡ cổ tay, mặc cả mua 2 kg với giá 150.000 đồng, lựa một số ước chừng vừa đủ, cho vào cái rổ của bà bán hàng, rồi nhờ bà ấy cân. Nào ngờ, bà này chỏng lỏn: “Cô nói mua hai ký tôi mới đồng ý bán giá đó chớ, nhiêu đó làm sao đủ 2 k
?”. Mình ấm ức lựa thêm chừng chục con, nghĩ bụng chắc lại ép mua nhiều hơn đây, nói: “Nhiêu đó thôi, được bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không thêm nữa”. Bà bán hàng lắc nhẹ cái rổ cho mớ tôm vốn đã ráo vì được đặt trên mặt sàng kê cao, trên một lớp đá bào, chảy cho thật hết nước (kỳ chưa, chuyện lạ này ở Hà Nội không thể có được), cẩn thận đổ vào một cái túi nilông khô sạch vừa rút trong cả xấp túi mới tinh ra (thêm một động tác làm mình cảm thấy gần như bị sốc) và đặt lên bàn cân. Bà nhặt bớt ra 2 con, rồi nói: “Một ký sáu đó, cô trả tiền đi”. Cá song ở đây gọi là cá mú, giá 130.000 một cân loại đang bơi hẳn hoi. Và dù đang bơi, con cá cũng được nhặt lên rổ cho thật ráo nước, cái đĩa cân cũng được lau khô. Một cân là vừa đúng mười lạng, chỉ có tươi chứ không thiếu chút nào. Mình đếm tiền trả và cảm thấy ngượng cho người Hà Nội quá.

Vinpearl land và cáp treo vượt biển nhìn hấp dẫn quá, nhưng mà đắt đỏ và vô cùng đông người. Hôm qua ở HN mình đọc cái entry về chuyến đi Nha Trang của bác HĐQ và rất lấy làm may mắn vì mình đã không bon chen vào chốn ấy. Khu vui chơi 5 sao và các dịch vụ giải trí ngoài đảo cũng chả có gì hay hơn trong đất liền, mỗi giá cả là 5 sao.

Vẫn theo tư vấn của Timophei, mình mua tour thăm bốn đảo trong vịnh Nha Trang, là Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Tằm và Thuỷ cung Trí Nguyên trên đảo gì đó ngay sát bờ. Chẳng may phải ngày biển động, gió lớn quá, sóng to, thằng Bảo say sóng mệt rũ, chẳng thiết vui chơi. Biển xung quanh Hòn Mun xanh ngắt màu ngọc lam, nước mát rượi, san hô mọc ngay sát bờ, và càng ra xa càng xuống sâu càng đẹp. Đây là điểm dịch vụ lặn biển nổi tiếng nhất ở Nha Trang, ngoài ra du khách có thể tắm biển, bơi xem cá, hoặc đi tàu đáy kính ngắm san hô. Buộc phải bỏ qua không ghé hòn Một vì sóng dữ quá, nhiều khách say sóng lử lả, kể cả các trang nam tử, mà nhất là một ông nói giọng Sài Gòn râu quai nón trông rất hoành tráng, cao lớn nhất tàu :)))

Sau khi nuốt trệu trạo bữa ăn trưa trên tàu, mọi người được đưa vào Hòn Tằm. Dịch vụ vui chơi ở đây rất phong phú, như kiểu kéo dù bay trên biển, bơi lội, đi xe máy trượt nước v.v. Hướng dẫn viên khuyến cáo hôm nay gió lớn, không nên chơi trò dù bay. Đúng thế thật, bọn mình ngồi trong lều, ngắm những người khác chơi. Cứ bay lên được một tí, chân tay lõng thõng đã thấy sệt sát mặt biển rồi chìm nghỉm, xe trượt nước phóng ra vớt, quay vào bờ kéo lại. Nói chung là các cú xuất phát thất bại là nhiều. Tuy nhiên còn khá hơn trong đất liền, vì nghe nói có một ông khách cũng chơi dù bay vào lúc trời gió lớn, khi bị kéo lên rồi mãi không xuống được, bị mắc vào cây dừa cao hơn 5 mét, lủng lẳng ở đó mấy tiếng đồng hồ cho đến khi được cứu :))))


Mẹ ơi con mệt quá…

Tới Thuỷ cung Trí Nguyên thì thằng Bảo kiệt sức. Nó chả thiết gì đến lũ cá mập dài cỡ hai mét, lũ rùa và đồi mồi khổng lồ, những thứ cá biển to chưa từng thấy và những con cá rạn san hô đủ màu sắc nữa. Nó cố gắng lết hết cái hồ cá, rồi nằm ngay trên bậc cầu thang dẫn lên bong tàu. Mình quên chưa kể cái Thuỷ cung này là tác phẩm của bác kiến trúc sư gì đó thiết kế Công viên Suối Tiên trong Sài Gòn, nhìn bề ngoài giống như một con tàu cổ. May mà từ đó vào đất liền chỉ còn 10 phút ngồi tàu nữa thôi.

Nói chung chuyến đi cũng đáng đồng tiền bát gạo. Một điểm đáng lưu ý là mọi thứ trên các đảo đó đều đắt gấp ba lần trong thành phố. Một cây kem giá ghi trên bao bì 3.000, trên bờ được bán với giá 4.000, ngoài đảo 11.000. Các thứ khác cứ theo tỷ lệ đó mà tính.

Ngoài những chỗ mình kể còn vô số các điểm dịch vụ du lịch khác, như thác Yang Bay, đảo Khỉ, Tháp Bà… Nhưng chỉ có mỗi một tuần, mình chả đủ thì giờ đi hết, thôi để lần sau. Lần đầu tiên đã đi hết ngay thì lần sau còn chỗ nào mà khám phá nữa. Mà mình thì còn định đi Nha Trang nhiều lần nữa.

Chuyến bay ra Hà Nội chật hết mọi chỗ ngồi. Vào trong phòng chờ rồi nghe thấy thông báo của Vietnam Airlines xin lỗi hành khách về việc chuyến bay từ Tp. Hồ Chí Minh đến Nha Trang sẽ hạ cánh trễ, vì thế chuyến bay Nha Trang – Hà Nội cũng bị trễ giờ cất cánh. Đúng kiểu Sorry Airlines. Trong khoang hành khách hơi lạnh, nhớ hôm vào các tiếp viên rất ân cần “để dành chăn cho em bé”, mình hỏi mượn chăn cho thằng Bảo ngủ thì nhận được câu trả lời: “Thế này mà lạnh gì, hết chăn rồi, chị thông cảm” từ một cô tiếp viên mặt lạnh như băng, may sao một tiếp viên nam đứng sau cô ta hình như nhận thấy mình không hài lòng, vội nói: “Chị thông cảm, em sẽ báo phi hành đoàn tăng nhiệt độ chung ạ”. Thôi cũng được. Quả thật sau đó một lát mình cũng thấy ấm áp hơn.

Mình hài lòng với chuyến du ngoạn Nha Trang đến mức ngay lúc đặt chân xuống Nội Bài đã quyết định sang năm đi nghỉ hè tận Phú Quốc cho bõ công đi xa :))) Còn một chuyện cuối cùng liên quan đến cái vỏ ốc kỷ niệm nữa: mình cố công chọn một cái rõ to, to nhất trong cửa hàng ở Viện Hải dương học rồi, khi đến chỗ Hòn Chồng thấy một cái khác còn to hơn, mà lại mặc cả được giá rẻ hơn, thế là mua thêm cái nữa. Nặng thấy tổ, cộng cả hai cái phải 5 kg là ít :D. Về tới nhà, lấy ra xếp vào tủ mới biết nhà mình chả có tủ nào xếp vừa, kể cả cái bé cũng là quá to :))))


Trong nhà sẽ chẳng còn ai…

July 21, 2007

Boris Pasternak

Trong nhà sẽ chẳng còn ai,
Ngoài ánh hoàng hôn vương vất.
Một ngày đông luồn qua khe
Lá rèm buông hờ phơ phất.

Tuyết ẩm trắng bay từng cụm
Cứ lấp lánh lấp lánh hoài.
Ngoài tuyết với bao mái ngói,
Thế gian này chẳng còn ai.

Thêm một lần băng giá đọng,
Thêm một lần tôi sống qua
Nỗi buồn chán từ năm trước
Và nỗi niềm mùa đông xưa.

Thêm một lần đau trở lại
Canh cánh lỗi lầm trong tim
Và khung cửa hình thánh giá
Gợi cơn thiếu củi triền miên.

Nhưng đột nhiên theo rèm cửa
Nghi ngờ run cả cõi lòng,-
Bằng bước chân đo im lặng,
Em, như tương lai, vào phòng.

Em xuất hiện từ khung cửa
Giản đơn xiêm áo trắng ngần.
Cùng loại vải may bông tuyết
Giản đơn xiêm áo thiên thần.

Никого не будет в доме
Борис Пастернак

Никого не будет в доме,
Кроме сумерек. Один
Зимний день в сквозном проеме
Незадернутых гардин.

Только белых мокрых комьев
Быстрый промельк моховой,
Только крыши, снег, и, кроме
Крыш и снега, никого.

И опять зачертит иней,
И опять завертит мной
Прошлогоднее унынье
И дела зимы иной.

И опять кольнут доныне
Неотпущенной виной,
И окно по крестовине
Сдавит голод дровяной.

Но нежданно по портьере
Пробежит сомненья дрожь,-
Тишину шагами меря.
Ты, как будущность, войдешь.

Ты появишься из двери
В чем-то белом, без причуд,
В чем-то, впрямь из тех материй,
Из которых хлопья шьют.
1931


Không đề

July 12, 2007

A.K. Tolstoi

* * *

Mùa xuân ngập ngừng đến
Cỏ ngập ngừng vươn theo
Suối chảy, trời chưa nóng
Lá non rừng dương reo.

Tù và mỗi buổi sáng
Mục đồng chưa thổi vang,
Dương xỉ còn cuộn chặt
Nép bên gốc tùng vàng.

Mùa xuân ngập ngừng đến
Dưới bóng bạch dương xanh
Thẹn thùng em cúi mặt
Ngập ngừng nép bên anh.

Anh ngỏ lời hò hẹn
Hàng mi em khép hờ –
Ôi đời đầy ánh sáng!
Và hy vọng mãi chờ!

Trước em anh đã khóc
Ngắm mãi gương mặt hiền –
Mùa xuân ngập ngừng đến,
Bóng bạch dương phủ mềm.

Tình đầu ngày ta trẻ
Hạnh phúc với lệ đầy.
Đời ngập tràn ánh sáng!
Và hương bạch dương bay!

Tháng 5/1871

А.К.Толстой.

* * *

То было раннею весной,
Трава едва всходила,
Ручьи текли, не парил зной,
И зелень рощ сквозила;

Труба пастушья поутру
Еще не пела звонко,
И в завитках еще в бору
Был папоротник тонкий.

То было раннею весной,
В тени берез то было,
Когда с улыбкой предо мной
Ты очи опустила.

То на любовь мою в ответ
Ты опустила вежды –
О жизнь! о лес! о солнца свет!
О юность! о надежды!

И плакал я перед тобой,
На лик твой глядя милый,-
Tо было раннею весной,
В тени берез то было!

То было в утро наших лет –
О счастие! о слезы!
О лес! о жизнь! о солнца свет!
О свежий дух березы!

Май 1871

А.К.Толстой.


Entry for July 10, 2007 – Tag tag tag…

July 10, 2007

Mình chủ quan quá, để bị thằng em Baroque nó tát tận những mấy ngày rồi mới phát hiện ra. Đành ngậm ngùi mà tuân thủ luật chơi. Nhưng mà mình chẳng muốn khai báo nhiều sự thật thế về bản thân mình đâu, cho nên mình sẽ kể toàn những sự thật chả có nghĩa gì hết, dù vẫn là sự thật 100% 😀

1 – Mình đã mặc một cái áo dài đỏ suốt 15 năm.
2 – Mình có bạn sinh từ năm 1947 đến năm 1991.
3 – Mình có thể ăn mặc nhố nhăng theo bất kỳ kiểu nào mà vẫn cảm thấy tự tin.
4 – Mình có thể dịch bất cứ cái gì từ tiếng Nga sang tiếng Việt nhân bất cứ dịp gì.
5 – Cuốn tiểu thuyết mình thích nhất là The Catcher in the Rye của nhà văn Mỹ J. Salinger.
6 – Ba năm gần đây nhất mình đọc toàn truyện chưởng Kim Dung.
7 – Mình không tag ai hết.


Alexander Kochetkov và bài thơ “Ballada về toa tầu đầy khói thuốc”.

July 9, 2007

Bài thơ này mình dịch từ rất lâu rồi, nhưng hôm nay đẹp trời, cho nên mình sửa lại bản dịch và dịch bổ sung thêm một số tư liệu mới tìm được trên Internet.

Ballada về toa tầu đầy khói thuốc

– Lạ lùng sao, đau đớn quá, em yêu,
Ôm lấy đất và hòa vào với đất.
Lạ lùng sao, đau đớn quá, em yêu,
Phân đôi mình dưới lưỡi cưa tàn nhẫn.

Vĩnh viễn không lành vết thương lòng
Anh và em, nước mắt hòa nóng bỏng.
Vĩnh viễn không lành được vết thương
Dòng nước mắt dù tràn như nhựa lỏng.

– Còn được sống, em bên anh mãi mãi
Không chia lìa như máu với tâm hồn
Còn được sống, em bên anh mãi mãi
Như tình yêu cùng cái chết đồng hành

Anh hãy mang luôn bên mình nhé anh,
Tình em vĩnh viễn đừng quên đấy.
Anh hãy mang luôn bên mình nhé anh,
Ngôi nhà xưa nơi quê hương xa ấy.

– Nhưng nếu anh không sao tránh được
Vết thương lòng – nhát cắt mãi không lành
Nhưng nếu anh không biết trốn đâu
Khắp nơi giá băng và bóng tối?
– Xa nhau rồi mong đến ngày đoàn tụ
Đừng bao giờ quên em, nhé anh
Khi xa nhau mong đến giờ đoàn tụ
Thời khắc trở về em bên anh.

– Nhưng nếu anh phải đi xa xa mãi
Tia sáng thoáng qua rồi biến mất trong đời,-
Nếu anh đi vĩnh viễn em ơi
Hòa với giải Ngân hà và màn khói?

– Em sẽ nguyện cầu để anh yêu mãi
Nhớ những con đường trên trái đất này
Em sẽ nguyện cầu để một ngày anh lại
Về bên em vẹn nguyên, anh ơi.

Lắc lư trong toa tầu đầy khói thuốc
Cảm giác mình bất lực, không nhà
Lắc lư trong toa tầu đầy khói thuốc
Anh ngủ lơ mơ và nước mắt tràn mi
Đó là lúc trên quãng đường trơn trượt
Kinh hoàng đoàn tàu nghiêng trong vòng xoáy .
Đó là lúc trên quãng đường trơn trượt
Những bánh xe rời khỏi đường ray.

Sức mạnh siêu nhiên chỉ một giây
Giật tung khỏi đất những gì của đất.
Sức mạnh siêu nhiên chỉ một giây
Một cú xiết mà nghiền nát tất.
Niềm hy vọng về ngày gặp mặt
Trong xa xôi không cứu được ai.
Bàn tay mời gọi đến tương lai
Chìa sẵn đấy cũng không cứu được.

Đừng chia tay với người yêu dấu!
Đừng chia tay với người yêu dấu!
Đừng chia tay với người yêu dấu!
Hãy trở thành máu thịt của nhau.
Hãy nói lời chia tay như phải xa một đời!
Hãy nói lời chia tay như phải xa một đời!
Hãy nói lời chia tay như phải xa một đời!
Dù chỉ phải chia ly một phút!

1932

БАЛЛАДА О ПРОКУРЕННОМ ВАГОНЕ

Александр Кочетков

– Как больно, милая, как странно,
Сроднясь в земле, сплетясь ветвями, –
Как больно, милая, как странно
Раздваиваться под пилой.

Не зарастет на сердце рана –
Прольемся чистыми слезами,
Не зарастет на сердце рана –
Прольемся пламенной смолой.

– Пока жива, с тобой я буду –
Душа и кровь нераздвоимы –
Пока жива, с тобой я буду –
Любовь и смерть всегда вдвоем.
Ты понесешь с собой повсюду –
Не забывай меня, любимый –
Ты понесешь с собой повсюду
Родную землю, милый дом.

– Но если мне укрыться нечем
От жалости неисцелимой,
Но если мне укрыться нечем
От холода и темноты?
– За расставаньем будет встреча,
Не забывай меня, любимый,
За расставаньем будет встреча,
Вернемся оба – я и ты.

– Но если я безвестно кану –
Короткий свет луча дневного, –
Но если я безвестно кану
За звездный пояс, в млечный дым?
– Я за тебя молиться стану,
Чтоб не забыл пути земного,
Я за тебя молиться стану,
Чтоб ты вернулся невредим.

Трясясь в прокуренном вагоне,
Он стал бездомным и смиренным,
Трясясь в прокуренном вагоне,
Он полуплакал, полуспал,
Когда состав на скользком склоне
Вдруг изогнулся страшным креном,
Когда состав на скользком склоне
От рельс колеса оторвал.

Нечеловеческая сила,
В одной давильне всех калеча,
Нечеловеческая сила
Земное сбросила с земли.
И никого не защитила
Вдали обещанная встреча,
И никого не защитила
Рука, зовущая вдали.

С любимыми не расставайтесь!
С любимыми не расставайтесь!
С любимыми не расставайтесь!
Всей кровью прорастайте в них –
И каждый раз навек прощайтесь!
И каждый раз навек прощайтесь!
И каждый раз навек прощайтесь!
Когда уходите на миг!

1932

Alexander Kochetkov và bài thơ “Ballada về toa tầu đầy khói thuốc”.

Đôi khi người yêu thơ nhớ về các nhà thơ chỉ với một tác phẩm duy nhất, tác phẩm trở thành đỉnh cao của nhà thơ đó. Trong trường hợp Alexander Kochetkov, bài thơ “Ballada về toa tầu đầy khói thuốc” chính là tác phẩm như vậy. Trong sự nghiệp sáng tác của A.Kochetkov, bài thơ đôi khi được nhắc đến bằng một dòng bất hủ “Đừng chia tay với người mình yêu”.

Nina Grigorievna Prozriteleva, vợ goá của nhà thơ, đã kể về sự xuất hiện của bài thơ này trong các ghi chép chưa từng được công bố của mình như sau: “Mùa hè năm 1932 chúng tôi sống ở Stavropol tại nhà cha tôi. Đến mùa thu thì Alexander trở về Matxcơva trước, tôi phải đi chuyến tàu sau. Vé đã mua rồi, hành trình từ Stavropol đến ga Kavkaz, rồi chuyển tàu Sochi – Matxcơva. Chúng tôi chia tay nhau thật khó khăn, và cố kéo dài thời gian chia tay nhiều nhất có thể được. Thậm chí một ngày trước khi tàu khởi hành chúng tôi còn tìm cách bán chiếc vé đã mua để hoãn chuyến đi của Alexander chậm lại ba ngày, và ba ngày đó chúng tôi sống như những ngày hội, một thứ quà tặng của số phận. Nhưng những ngày ngắn ngủi ấy rồi cũng hết, và anh phải lên đường. Chúng tôi lại đi mua vé, và lần này thì Alexander đi thật. Tâm trạng của anh trong chuyến đi được thể hiện rõ trong lá thư anh viết cho tôi từ ga Kavkaz (các từ “nửa buồn rầu, nửa ngủ mơ màng” về sau được chữa thành “ngủ lơ mơ và nước mắt tràn mi”).

Đối với bạn bè
ở Matxcơva việc anh xuất hiện trở thành sự hồi sinh kỳ diệu, bởi họ tưởng anh đã mất trong chuyến tàu ba hôm trước, chuyến tàu đã gặp tai nạn và bị đổ ngay ở ga hàng hóa Matxcơva. Trong số nạn nhân trên chuyến tàu đó có một số người quen của chúng tôi đi nghỉ ở Sochi về. Alexander may mắn thoát nạn nhờ chúng tôi đã bán chiếc vé đầu tiên và anh ở lại Stavropol thêm ba ngày.

Trong bức thư đầu tiên anh viết cho tôi từ Matxcơva có bài thơ “Ballada về toa tầu đầy khói thuốc”.

Nhờ một sự tình cờ thoát khỏi tai họa, nhà thơ không thể không suy nghĩ về bản chất của sự tình cờ trong cuộc sống của con người, về ý nghĩa của chia ly và đoàn tụ, về số phận của hai con người yêu nhau.

Nhờ các ghi chép của Nina Grigorievna chúng ta biết được thời điểm bài thơ ra đời, bởi nó chỉ được công bố chính thức sau đó những 34 năm, dù trước đó đã được truyền miệng và trở nên rất được công chúng yêu thích. Vào thời gian chiến tranh bài thơ càng nổi tiếng hơn, và đối với nhiều người đó là những dòng thơ được viết ngoài mặt trận.

Người đầu tiên có công phổ biến bài thơ là nhà văn, nhà biên kịch Leonid Soloviev, thời kỳ đó là phóng viên tờ báo “Hạm đội đỏ”. Ông được một người bạn là V.S. Vitkovich giới thiệu với A.C. Kochetkov ở Tashkent, và được nghe chính Kochetkov đọc bài thơ này. Ông thích bài thơ đến mức mang luôn một bản chép thơ theo mình, và đọc một cách hứng thú cho tất cả mọi người mà ông tình cờ gặp mặt. Bài thơ được chép lại và truyền tay một cách nhanh chóng trên khắp các mặt trận, thậm chí đến mức bị quên mất tên tác giả và trở thành một tác phẩm văn hoá dân gian truyền miệng. Đa số người đọc đều cho rằng bài thơ vừa mới được sáng tác trong thời kỳ chiến tranh.

Bài thơ được công bố chính thức lần đầu tiên trong tuyển tập “Ngày thi ca” vào năm 1966, và sau đó là tuyển tập “Thơ về tình yêu” năm 1967, được đăng lại trên báo và từ đó gần như không thể thiếu trong các tuyển tập khác nhau. Nhà biên kịch A. Volodin đã lấy một dòng trong bài thơ “Đừng chia tay với người mình yêu” làm nhan đề cho tác phẩm mới của mình. Bài thơ cũng được nhiều nghệ sĩ trình bày trong các chương trình biểu diễn khác nhau, và được đọc trọn vẹn trong phim của E. Riazanova “Số phận trớ trêu…”.

http://www.litera.ru/stixiya/articles/760.html


Không đề

July 3, 2007

Robert Rozhdestvensky

* * *

Khẽ khàng dăng sợi tơ nhện ngang trời
Ngoài cửa sổ rực vàng ánh nắng soi
Việc gì đó tôi đã làm sai;
Tôi xin lỗi:
Tôi sống trên trái đất lần đầu tiên trong đời.
Mặt đất bây giờ tôi mới vừa cảm nhận.
Mới quỳ xuống chân người
Và thề với đất…
Và hứa sống đời mình theo cách khác
Nếu tôi còn trở lại kiếp sau…

Nhưng tôi có trở lại nữa đâu.

Роберт Рождественский

* * *

Тихо летят паутинные нити.
Солнце горит на оконном стекле.
Что-то я делал не так;
извините:
жил я впервые на этой земле.
Я ее только теперь ощущаю.
К ней припадаю.
И ею клянусь…
И по-другому прожить обещаю.
Если вернусь…

Но ведь я не вернусь.