Bài ca về Tổ quốc xa xôi

June 30, 2007

Bài hát này vốn được sáng tác cho phim “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân”. Mình không nhớ trong phim đó là giọng ca sĩ nào, nhưng về sau này nó nổi tiếng như một ca khúc độc lập và do ca sĩ I.Kobzon hát.

Hôm trước trong buổi hoà nhạc kỷ niệm 70 năm ngày sinh R. Rozhdestvensky (20 tháng 6) một ca sĩ tóc vàng hoe trẻ măng hát lại bài này. Nghe cũng dễ thương. Chắc mình phải hỏi những người xem chương trình này xem ca sĩ đó tên là gì.

Robert Rozhdestvensky

Ta xin, dù chỉ một lát thôi
Nỗi buồn ơi, hãy rời xa ta nhé,
Hãy bay như làn mây xám nhẹ
Trở về nhà ta nơi xa xôi.
Ngôi nhà thân thương nhất trên đời.

Hiện ra nào, bến bờ mong mỏi,
Sợi chỉ ảo mờ nơi chân trời,
Bến bờ quê, bến bờ thương nhớ,
Ta ước, lúc nào đó trong đời
Cập bến quê thoả lòng khắc khoải.

Ở nơi xa, rất xa xôi ấy,
Mưa nấm mùa hè ấm áp rơi.
Vườn nhỏ xinh bên sông êm ả,
Cây anh đào trĩu quả chín rồi.

Ở nơi rất sâu trong ký ức
Như còn hơi ấm tuổi thơ tôi
Dù đời đã từ lâu tuyết phủ
Biết bao nhiêu năm tháng đã trôi.

Тa mong cơn dông uống cùng ta,
Đến say thôi, ta chưa thể chết,
Thêm một lần, như lần sau chót,
Ta vơ vẩn nhìn trời cao vút,
Như vẫn tìm, vẫn đợi hồi âm.

Ta xin, dù chỉ một lát thôi
Nỗi buồn ơi, hãy rời xa ta nhé,
Hãy bay như làn mây xám nhẹ
Trở về nhà ta nơi xa xôi.
Ngôi nhà thân thương nhất trên đời.

Песня о далекой Родине

Рoберт Рождественский

Я прошу, хоть ненадолго
Грусть моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком,
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Берег мой, покажись вдали,
Краешком, тонкой линией,
Берег мой, берег ласковый,
Ах, до тебя, родной, доплыть бы,
Доплыть бы хотя б когда-нибудь.

Где-то далеко, где-то далеко
Идут грибные дожди,
Прямо у реки в маленьком саду
Созрели вишни, наклонясь до земли.
Где-то далеко в памяти моей
Сейчас, как в детстве, тепло,
Хоть память укрыта
Такими большими снегами.

Ты, гроза, напои меня,
Допьяна, да не до смерти.
Вот опять, как в последний раз,
Я все гляжу куда-то в небо,
Как-будто ищу ответа.

Я прошу, хоть ненадолго
Грусть моя, ты покинь меня,
Облаком, сизым облаком,
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.


Tặng Marina

June 28, 2007

Andrei Dementiev

Đến lúc này, khi đã luống tuổi rồi,
Anh mới buồn nhớ đến thời xưa cũ.
Nhưng chẳng thể quay trở về quá khứ
Như hồn ta không yên tĩnh bao giờ.

Mà liệu ta có được hưởng bình yên,
Khi trong ta sóng dậy từng giây phút,
Những bất công trên thế gian chưa hết
Khuấy động lòng ta chẳng chút tiếc thương.

Đừng giận anh suốt những tháng năm trường
Anh với em hai phương trời cách biệt.
Em trong anh mãi là nguồn ánh sáng
Giữ hồn anh không lụi tắt bao giờ.

Trước con đường bao gập ghềnh trắc trở
Trước cuồng phong giận dữ chốn nhân gian –
Anh khắc ghi – đời này vẫn có em.
Và tất cả thị phi trôi vào quên lãng

Андрей Дементьев.

Марине

Я лишь теперь, на склоне лет,
Истосковался о минувшем.
Но к прошлому возврата нет,
Как нет покоя нашим душам.

Да и какой сейчас покой,
Когда в нас каждый миг тревожен.
Несправедливостью людской
Он в нас безжалостно низложен.

Прости, что столько долгих лет
Мы жили на широтах разных.
Но ты была во мне, как свет,
Не дав душе моей угаснуть.

И как бы ни были круты
Мои дороги, чья-то ярость,—
Я помнил — есть на свете ты.
И все плохое забывалось.


Mai là ngày 22 tháng sáu…

June 21, 2007

Cứ 10 người Nga có 1 người không biết ngày bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Theo con số mà Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga vừa mới công bố ngày 21 tháng 6 năm 2007, có 11% người Nga không biết chính xác ngày bắt đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc Vĩ đại.

Tính chung, có 65% người được hỏi biết chính xác ngày này, trong đó 14% biết chính xác ngày tháng năm chiến tranh bắt đầu, và có 10% biết ngày và tháng nhưng không nhớ năm. Nếu tính theo nhóm tuổi, 53% trong nhóm từ 18 đến 24 tuổi, và 72% trong nhóm những người trên 60 tuổi biết chính xác thông tin này.

Tuyệt đại đa số người Nga (91%) cho biết họ có người thân tham gia chiến tranh, trong đó gần một nửa (45%) biết về cuộc chiến tranh này qua lời kể của người thân, qua những tư liệu lưu trữ trong gia đình, một phần ba (32%) biết, nhưng không cụ thể lắm, và 14% chỉ ra rằng người thân của họ tham gia chiến tranh Vệ quốc, chết hoặc mất tích trong thời gian này, cho đến nay không tìm được thông tin.

Có 6% số người được hỏi cho biết họ không có người thân nào tham gia chiến tranh, và 3% không biết chính xác người thân của họ có tham gia chiến tranh hay không. Cuộc phỏng vấn và điều tra dư luận xã hội được thực hiện cách đây hai năm cho kết quả tương tự.

Người được hỏi càng cao tuổi thì các câu trả lời của họ càng sắc nét hơn, và họ biết nhiều thông tin về cuộc sống của những người thân đã tham gia chiến tranh hơn (26% nhóm tuổi từ 18-24, và 67% nhóm tuổi trên 60 đã trả lời như vậy. Có 42% thanh niên 18-24 tuổi, và 18% trong các nhóm tuổi lớn hơn trả lời họ chỉ biết chung chung về vấn đề này.

Trong sáu tháng gần đây có 89% người Nga xem các bộ phim về Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, 38% gặp gỡ với các cựu chiến binh, 32% đọc sách, thăm các di tích chiến tranh, viện bảo tàng, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sĩ và các nấm mồ nạn nhân chiến tranh. Nhữngư người thuộc nhóm tuổi trên 60 gặp gỡ các cựu chiến binh nhiều hơn (54%), và cũng thăm các điểm liên quan đến chiến tranh nhiều hơn (43%)

Hơn một nửa số người được
hỏi (58%) cho rằng kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là chiến thắng lớn nhất trong lịch sử tồn tại của nước Nga, và tin rằng vai trò của Nga sẽ còn nâng cao nữa. Con số này là tương đương nhau ở hầu hết các nhóm tuổi (từ 57-68% trong các nhóm tuổi khác nhau). Chỉ có 40% không đồng tình với quan điểm này: theo họ, các thế hệ sau sẽ dần lãng quên cuộc chiến tranh năm 1941-1945.


Cuộc điều tra dư luận xã hội đã được thực hiện trong hai ngày 16 và 17 tháng 6. Tất cả có 1.599 người sống ở 153 điểm dân cư khác nhau thuộc 46 vùng của Nga.

Nguồn:
http://top.rbc.ru/society/21/06/2007/107081.shtml

Thông báo về việc Đức tấn công Liên Xô ngày 22 tháng sáu năm 1941. Giọng đọc của Iuri Levitan

http://pobeda.rambler.ru/audio.html?countryid=214


Một câu chuyện bình thường

June 18, 2007

Nikolai Platonovich Ogarev (1813–1877)

Đã từng có một mùa xuân đẹp!
Chàng với nàng bên sông sóng đôi.
Dòng sông trong veo êm đềm chảy
Ríu rít chim ca, mặt trời soi.

Bên kia sông cánh đồng trải rộng
Bình yên hoa cỏ rợp màu xanh;
Cây gia sẫm bóng con đường nhỏ
Bên tầm xuân rực đỏ uốn quanh.

Đã từng có một mùa xuân đẹp!
Chàng với nàng bên sông sóng đôi.
Nàng chớm tuổi trăng tròn mơ mộng
Bộ ria chàng vừa chấm trên môi.

Giá ai từng gặp hai người nhỉ,
Hẹn hò bên sông lúc tinh sương
Nhớ ánh rạng ngời trong đôi mắt,
Nghe những lời thủ thỉ thân thương –

Ngôn từ mối tình đầu dịu ngọt
Cảm động thay còn vẳng bên tai.
Chắc hẳn đúng vào giây phút ấy
Lay động tâm can bất kỳ ai.

Về sau tôi có gặp cả đôi
Gia thất nàng yên phận lâu rồi,
Chuyện cũ lãng quên, chàng cưới vợ
Chẳng ai còn nhớ lúc sông trôi.

Gương mặt họ chỉ còn bình lặng,
Êm ả trôi cuộc sống ngày thường.
Cười giòn khi tình cờ gặp mặt
Nào khác chi những khách qua đường.

Đằng kia bên sông nơi bến cũ
Nơi tầm xuân từng nở rực trời,
Chỉ thấy lại qua toàn ngư phủ
Ra nơi thuyền cá cũ kỹ thôi.

Những bài ca chài lưới vẫn vang
Và mãi còn trong vòng bí mật
Đã có bao lời đổi trao khắng khít
Bao tâm tình vĩnh viễn bị lãng quên.

<1842>

Обыкновенная повесть

Николай Платонович Огарев (1813–1877)

Была чудесная весна!
Они на берегу сидели –
Река была тиха, ясна,
Вставало солнце, птички пели;

Тянулся за рекою дол,
Спокойно, пышно зеленея;
Вблизи шиповник алый цвел,
Стояла темных лип аллея.

Была чудесная весна!
Они на берегу сидели –
Во цвете лет была она,
Его усы едва чернели.

О, если б кто увидел их
Тогда, при утренней их встрече,
И лица б высмотрел у них
Или подслушал бы их речи –

Как был бы мил ему язык,
Язык любви первоначальной!
Он, верно б, сам, на этот миг,
Расцвел на дне души печальной!..

Я в свете встретил их потом:
Она была женой другого,
Он был женат, и о былом
В помине не было ни слова;

На лицах виден был покой,
Их жизнь текла светло и ровно,
Они, встречаясь меж собой,
Могли смеяться хладнокровно…

А там, на берегу реки,
Где цвел тогда шиповник алый,
Одни простые рыбаки
Ходили к лодке обветшалой

И пели песни – и темно
Осталось, для людей закрыто,
Что было там говорено,
И сколько было позабыто.

<1842>


Nỗi buồn mùa xuân

June 11, 2007

Andrei Belyi

Còn mình em giữa rặng liễu mùa xuân
Một mình em ủ rũ, buồn, nhợt nhạt.
Cao trên đầu lưỡi liềm trăng phủ tuyết
Lửng lơ buồn trên nền trống xanh trời.

Từng có những ngày, bạn đã xa ơi
Công viên cũ tay trong tay ta dạo.
Cùng lặng im, những ngón mềm run rẩy
Làm những nhành hoa huệ cũng run theo.

Ta lặng im. Trời dần ngả về chiều
Tiếng dương cầm thở than trong nhà cổ.
Chiều đã xuống anh cùng em mê mải,
Lãng quên mình trong mệt mỏi dịu dàng.

Chìm đắm trong huyền ảo ánh sáng xanh
Hàng cây keo như trong suốt mong manh,
Ngả dài theo đường nhỏ ngập ánh trăng
Bóng tượng trắng các nữ thần duyên dáng.

Trên phù điêu đá cổ ốp chân tường
Từng dải bạc mờ trăng mênh mang chảy.
Ánh sáng ảo huyền chập chờn múa nhảy
Lặng câm soi những mặt nạ hoa cương.

Nhợt nhạt như tuyết trắng giữa liễu mềm
Em một mình cô đơn trong buồn tủi.
Một mình em ngắm mãi liềm trăng lạnh
Lấp lánh treo trên nền trống xanh trời.

Tháng 3 năm 1905, Moscow

Весенняя грусть

Одна сижу меж вешних верб.
Грустна, бледна: сижу в кручине.
Над головой снеговый серп
Повис, грустя, в пустыне синей.

А были дни: далекий друг,
В заросшем парке мы бродили.
Молчал: но пальцы нежных рук,
Дрожа, сжимали стебли лилий.

Молчали мы. На склоне дня
Рыдал рояль в старинном доме.
На склоне дня ты вел меня,
Отдавшись ласковой истоме,
В зеленоватый полусвет
Прозрачно зыблемых акаций,
Где на дорожке силуэт
Обозначался белых граций.

Теней неверная игра
Под ним пестрила цоколь твердый.
В бассейны ленты серебра
Бросали мраморные морды.

Как снег бледна, меж тонких верб
Одна сижу. Брожу в кручине.
Одна гляжу, как вешний серп
Летит, блестит в пустыне синей.

Март 1905 Москва